Thứ năm, Tháng mười một 7, 2024

Làm rõ khả năng bảo vệ của vắc-xin trước biến thể SARS-CoV-2

Thông tin hàng chục nhân viên y tế tại TPHCM nhiễm SARS-CoV-2 dù đã được tiêm vắc-xin ngừa loại virus này khiến nhiều người lo ngại về hiệu quả bảo vệ của vắc-xin, đặc biệt là hiệu quả của vắc-xin với các biến thể mới của SARS-CoV-2. Các chuyên gia lý giải, vắc-xin phòng Covid-19 không phải là giải pháp bảo vệ tuyệt đối đối với virus gây bệnh Covid-19, và hiệu lực bảo vệ của từng loại vắc-xin cũng khác nhau.

Tuy nhiên, điều mà chuyên gia y khoa khẳng định là tiêm vắc-xin sẽ giúp giảm triệu chứng nặng, giảm nguy cơ tử vong và những thay đổi hoặc đột biến trong virus không làm cho vắc-xin hoàn toàn mất tác dụng.

Tại sao tiêm đủ hai liều vắc-xin mà vẫn mắc Covid-19?

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), đến 12:00 trưa ngày 14-6, TPHCM ghi nhận thêm 26 ca nghi nhiễm Covid-19, trong đó, có 9 trường hợp là nhân viên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM và các trường hợp tiếp xúc gần liên quan.

Tiêm vắc-xin cho tuyến đầu chống dịch. Ảnh: TTXVN

Trước đó, bệnh viện này đã có 53 nhân viên dương tính với SARS-CoV-2. Ngoại trừ nhân viên đầu tiên có triệu chứng mệt mỏi, sốt nhẹ, 52 người còn lại hoàn toàn không có triệu chứng. Tất cả nhân viên bị nhiễm bệnh đều ở khu hành chánh của bệnh viện, còn các bác sĩ, y tá, điều dưỡng trực tiếp chăm sóc bệnh nhân và cả người bệnh đều âm tính.

Cùng với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Gia định cũng ghi nhận nhân viên y tế nhiễm SARS-CoV-2 có liên quan đến bệnh viện này. Được biết, đến cuối tháng 4 rồi, nhân viên của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM đã tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca.

Trên trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp của Bộ Y tế, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, cho biết đã thực hiện tiêm đầy đủ 2 mũi vắc-xin ngừa Covid-19 cho 1.200 cán bộ, thầy thuốc và nhân viên.

Ông dẫn y văn quốc tế cho biết, trong số những người đã tiêm vắc-xin, vẫn có tỷ lệ nhất định có thể nhiễm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, những người đã được tiêm loại vắc-xin này nếu nhiễm SARS-CoV-2 thì ít có khả năng phát triển thành bệnh, giảm tình trạng nặng của bệnh và không dẫn đến tử vong. Thực tế có thể thấy, hầu hết nhân viên bị nhiễm bệnh đều không có triệu chứng.

Giải thích về việc tiêm vắc-xin nhưng vẫn mắc Covid-19, trên Baochinhphu.vn ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng do vắc-xin ngừa Covid-19 loại mới, được cấp phép theo điều kiện khẩn cấp nên chưa thể biết chắc chắn việc tiêm vắc-xin có làm giảm được khả năng nhiễm bệnh và lây truyền bệnh hay không.

Hiện nay, cũng chưa biết rõ trong bao lâu thì cơ thể hình thành kháng thể phòng bệnh sau tiêm vắc-xin ngừa Covid-19. Vắc-xincũng không bảo vệ tuyệt đối, nhất là khả năng phòng ngừa việc mang mầm bệnh. Hiệu lực bảo vệ của từng loại vắc-xin cũng khác nhau. Có những loại có hiệu lực bảo vệ với 90% nhưng có loại chỉ có hiệu lực bảo vệ khoảng 50-60%.

Điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vắc-xin vẫn có khả năng mang virus và lây bệnh cho người khác. Với những người tiêm đủ 2 mũi vắc-xin với đủ thời gian khuyến cáo thì cơ thể đã có kháng thể bảo vệ nhưng không phải tất cả mọi người đều có.

Thêm vào đó, đây là chủng virus mới, chủng Ấn Độ nên cũng cần có thời gian để nghiên cứu, đánh giá vắc-xin này có hiệu lực bảo vệ tốt với chủng mới hay không. Tuy nhiên, cũng như Giám đốc bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, chuyên gia này cũng cho rằng việc tiêm vắc-xin sẽ giúp giảm triệu chứng nặng và giảm nguy cơ tử vong.

"Phải khẳng định rằng, khi tiêm vắc-xin Covid-19, nếu chưa cản được sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 thì vắc-xin sẽ giảm tình trạng nặng và tử vong đối với người nhiễm,” ông nói.

Tác dụng của vắc-xin với biến thể mới của virus SARS-CoV-2

Hiện nay, virus SARS-CoV-2 có nhiều biến thể, việc các nhân viên y tế vẫn bị nhiễm bệnh đã được tiêm vắc-xin cũng khiến nhiều người đặt câu hỏi về tác dụng của vắc-xin với các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Về vấn đề này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gần đây cũng cung cấp thông tin, cho biết tất cả các loại virus, bao gồm SARS-CoV-2 sau khi phát triển theo thời gian có thể tự sao chép hoặc tạo ra các bản sao của chính nó. Những thay đổi này được gọi là "đột biến", virus có thể một hoặc nhiều đột biến mới được gọi là biến thể của virus ban đầu.

Các loại vắc-xin ngừa Covid-19 hiện đang được phát triển hoặc đã được phê duyệt cung cấp ít nhất một vài biện pháp bảo vệ chống lại các biến thể virus mới vì vắc-xin tạo ra phản ứng miễn dịch rộng rãi liên quan đến một loạt các kháng thể và tế bào. Do đó, những thay đổi hoặc đột biến trong virus không làm cho vaccine hoàn toàn mất tác dụng.

Tổ chức Y tế thế giới cho rằng không nên vì lo ngại về các biến thể mới mà ngừng tiêm chủng, mà trái lại phải tiến hành tiêm chủng ngay cả khi vắc-xin có thể kém hiệu quả hơn đối với một số biến thể của SARS-CoV-2.

Theo đó, để ngăn chặn các biến thể mới, việc ngăn chặn sự lây lạn tại nguồn vẫn là chìa khóa. Các biện pháp đang được khuyến cáo thực hiện để giảm sự lây truyền của virus như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, giãn cách, thông gió, tránh những nơi đông người hoặc nơi đóng kín cửa tiếp tục có tác dụng chống lại các biến thể mới bằng cách giảm lượng virus lây truyền, góp phần giảm cơ hội cho virus đột biến.

WHO cho biết vẫn đang tiếp tục làm việc với các nhà nghiên cứu, cơ quan y tế... để thu thập và phân tích các biến thể mới của SARS-CoV-2, bao gồm cả tác động của chúng đến hiệu quả của vắc-xin, nếu có.

Trong lúc này, điều quan trọng là phải làm mọi thứ có thể để ngăn chặn sự lây lan của virus nhằm ngăn chặn các đột biến có thể làm giảm hiệu quả của các loại vắc-xin hiện có. Nhà sản xuất cùng các chương trình sử dụng vaccine có thể phải điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển của virus SARS-CoV-2.

Chẳng hạn, vắc-xin có thể cần kết hợp nhiều hơn một chủng khi đang trong quá trình phát triển, có thể cần tiêm nhắc lại và thay đổi vaccine khác... Cần ưu tiên tiêm vắc-xin cho các nhóm nguy cơ cao ở mọi nơi để tối đa hóa khả năng bảo vệ toàn cầu chống lại các biến thể mới và giảm thiểu nguy cơ lây truyền.

Minh Duy

Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Việt Nam bắt đầu tiêm vắc-xin sốt xuất huyết

0
Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa chính thức triển khai tiêm vắc-xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4...

Viện Pasteur TPHCM hết sinh phẩm và vắc-xin dịch vụ, không...

0
Nhiều người dân đến Viện Pasteur TPHCM để tiêm các loại vắc-xin như HPV, cúm mùa, uốn ván… đều phải ra về vì nhân...

Cần Thơ xin không nhận 100.000 liều vắc-xin AstraZeneca vì vẫn...

0
UBND TP Cần Thơ vừa có văn bản gửi Bộ Y tế, Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương và Viện Pasteur TPHCM xin...

Mua 21,9 triệu liều vắc-xin của Pfizer cho trẻ em từ...

0
Chính phủ vừa đồng ý mua 21,9 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. TPHCM...

Bộ Y tế chấp thuận tiêm mũi 3 vắc-xin Moderna bằng...

0
(SGTT) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) chấp thuận đề nghị của nhà sản xuất vắc-xin Moderna, về việc người đã tiêm...

Việt Nam đã tiêm hơn 148 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19,...

0
(SGTT) - Theo cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, đến chiều ngày 29-12, cả nước đã tiêm hơn 148,1 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19....

Kết nối