Thứ bảy, Tháng mười một 16, 2024

Khách đi du lịch trong nước chịu phí cao hơn du lịch nước ngoài

Giá vé máy bay tăng cao khiến nhiều khách đi du lịch trong nước phải chịu mức phí cao hơn so với du lịch nước ngoài, theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam.

Tại hội nghị về tình hình và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm 2022 ngày 27-6, ông Nguyễn Chí Dũng – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), cho biết thị trường du lịch đang xuất hiện nghịch lý là giá dịch vụ và tour du lịch nội địa cao hơn so với quốc tế.

“Nhiều người đang nói là chi phí đi du lịch trong nước đang đắt hơn đi nước ngoài, đặc biệt là Thái Lan”, ông Dũng nói và lo ngại người Việt Nam sẽ chọn du lịch quốc tế thay vì trong nước.

Cũng theo ông Dũng, hiện người dân cho rằng giá vé máy bay đang tăng mạnh. Vì vậy, đề xuất tăng trần giá vé máy bay của doanh nghiệp và Cục Hàng không Việt Nam có thể khiến giá vé tiếp tục gia tăng do các hãng nới giá.

Người dân và du khách trải nghiệm dịch vụ xe đạp chia sẻ công cộng tại thành phố Huế. Ảnh: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cung cấp

Tương tự, ông Vũ Thế Bình – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho biết giá vé máy bay tăng cao trước áp lực từ chi phí nhiên liệu khiến chi phí du lịch trong nước liên tục gia tăng, dù các đơn vị lữ hành và lưu trú liên tục áp dụng chương trình kích cầu và khuyến mãi.

“Các hãng bay có cung cấp giá rẻ, nhưng chủ yếu là bán theo tour, còn bán ra cho khách hàng mua tại thời điểm hiện nay rất đắt đỏ”, ông Bình nói.

Bên cạnh áp lực từ chi phí nhiên liệu, ông Bình cho biết các ngành nghề, đơn vị liên quan tới ngành du lịch như hàng không, lữ hành và cơ sở lưu trú chưa liên kết với nhau, dẫn tới phí du lịch nội địa không thể cạnh tranh với quốc tế.

Với bối cảnh này, ông lo ngại du lịch Việt Nam sẽ thụt lùi so với quốc tế. Cụ thể, việc các cơ sở lưu trú 4-5 sao và các đơn vị lữ hành phải giảm giá để kích cầu trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao sẽ khiến chất lượng dịch vụ giảm trong dài hạn.

Ngoài ra, du lịch nội địa chỉ đóng góp 30% tổng doanh thu toàn ngành, trong khi lượng khách liên tục gia tăng cũng tạo áp lực lên chất lượng dịch vụ.

“Việc giảm giá sẽ không thể áp dụng được mãi, vì giảm giá đồng nghĩa với chất lượng dịch vụ suy giảm theo. Về lâu dài sẽ hạ thấp vị thế của du lịch Việt Nam”, ông Bình phân tích.

Để giải quyết vấn đề, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam kiến nghị các doanh nghiệp du lịch và hàng không cần họp bàn để tính toán mức giá vé phù hợp, qua đó hỗ trợ khôi phục lại thị trường du lịch. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần có chính sách kích cầu du lịch quốc tế, thu hút khách du lịch cao cấp tới Việt Nam trải nghiệm dịch vụ du lịch.

“Điều này vừa giúp tăng doanh thu dịch vụ du lịch, vừa giúp nâng hạng du lịch Việt Nam trên trường quốc tế”, ông Bình nói.

Về áp lực chi phí nhiên liệu, ông Bùi Doãn Nề – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA), cho biết doanh nghiệp ngành hàng mong muốn các cơ quan quản lý sớm giảm mức thuế bảo vệ môi trường về 0%, qua đó giảm một phần gánh nặng chi phí.

“So với giá vé máy bay quốc tế thì giá của chúng ta vẫn ở mức cạnh tranh Nhưng hiện du lịch tăng trưởng rất nhanh, các chuyến bay tăng tần suất. Vì vậy, ngành hàng không rất cần sự hỗ trợ để doanh nghiệp hàng không hồi phục”, ông Nề nói và kiến nghị các cơ quan quản lý tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ tới tháng 6-2023 hoặc cuối năm 2023 khi thị trường hàng không hồi phục trở lại.

Theo ông Nề, ngành hàng không sẽ kịp hồi phục vào năm 2024 nếu các biện pháp hỗ trợ được đưa ra nhanh, mạnh và thị trường hàng không dần ổn định trở lại.

Về mặt bằng giá vé, ông lo ngại các hãng bay trong nước sẽ mất cơ hội cạnh tranh với các hãng bay nước ngoài nếu thị trường nhiên liệu tiếp tục xuất hiện biến động giá. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tăng cường các chuyến bay vào ban đêm và sáng sớm để gia tăng sức cạnh tranh.

Về lo ngại chi phí của các hãng bay nước ngoài có thể rẻ hơn trong nước ở các tuyến bay nội địa của họ, ông Nề cho rằng vấn đề này liên quan đến chính sách hỗ trợ của chính phủ các nước.

Vân Phong

Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Liên ngành hàng không – du lịch cần ‘phối hợp ăn...

0
(SGTT) - Hai ngành du lịch, hàng không vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển, nhưng muốn phát triển hiệu quả thì...

Du lịch toàn cầu có thể phục hồi hoàn toàn vào...

0
Theo dự đoán của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism), du lịch toàn cầu có thể sẽ phục hồi hoàn toàn...

Ngành du lịch thủ đô thu về 69.300 tỉ đồng trong...

0
Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 9 tháng của năm 2023, tổng khách du lịch đến thành phố ước đạt 18,9 triệu lượt...

Việt Nam đón 8,9 triệu lượt khách quốc tế trong 9...

0
Tính chung 9 tháng của năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 8,9 triệu lượt người, gấp 4,7 lần cùng kỳ...

Myanmar sẽ cấp thị thực khi đến cho du khách Trung...

0
Myanmar sẽ cấp thị thực khi đến cho khách du lịch Trung Quốc và Ấn Độ, trong bối cảnh chính quyền đang tìm cách...

Thái Lan cân nhắc nới lỏng thị thực để thu hút...

0
Thái Lan có thể sẽ nới lỏng các quy định về thị thực cho du khách Trung Quốc và Ấn Độ đồng thời cho...

Kết nối