Thứ năm, Tháng tư 10, 2025

Hồi phục hoàn toàn sau đột quỵ, nếu…

ThS.BS. Nguyễn Tiến Đức(*) -

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong bệnh nhân xếp hạng thứ 3 sau bệnh ung thư và bệnh lý tim mạch. Mặc dù đột quỵ rất nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu bệnh nhân được can thiệp kịp thời sẽ giảm tối đa nguy cơ tử vong và di chứng để lại. Vì vậy, nếu phát hiện sớm và sơ cấp cứu đúng cách, người bị đột quỵ có thể phục hồi sức khỏe hoàn toàn.

Dấu hiệu và “thời gian vàng”

brain

Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2008 ở Việt Nam có hơn 200.000 trường hợp mắc bệnh đột quỵ, gần 11.000 người chết và tỷ lệ bệnh nhân bị di chứng lên tới 90%. Tuy nhiên, bất kể ai cũng có thể phát hiện ra tín hiệu cảnh báo đột quỵ của bệnh nhân chỉ trong vài phút, thông qua một hay nhiều triệu chứng đột ngột như ngã quỵ không do bất cứ tác động bên ngoài, yếu nửa người hoặc nửa mặt, méo miệng nhân trung lệch sang một bên, nói lẫn lộn, nói ngọng, nói những câu vô nghĩa, nói không hết câu, chóng mặt, đi lại khó khăn, mất thăng bằng hoặc có cơn đau đầu dữ dội.

Khi phát hiện bệnh nhân có những dấu hiệu trên, người thân, người nhà nên nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế có “đơn vị đột quỵ” (tức có khoa phòng có khả năng tái thông mạch não), không nên lãng phí thời gian chuyển bệnh nhân lòng vòng sẽ làm mất cơ hội cứu sống người bệnh.

Trong vòng ba giờ đầu khi xảy ra cơn đột quỵ, bác sĩ có thể đảm bảo cho bệnh nhân tránh được nguy cơ tử vong và những di chứng nặng nề, đây được xem là “thời gian vàng” cấp cứu đột quỵ. Vì vậy, tùy từng tình huống chúng ta cần phải làm ngay trong khi chờ xe cấp cứu đến:

  • Nếu người bệnh còn tỉnh táo, đặt nằm bất động trên một mặt phẳng cằm hơi ngửa ra trước, nới rộng quần áo, dây nịt, theo dõi nhịp thở, sắc mặt bệnh nhân. Khi người bệnh có dấu hiệu nôn ói cần để đầu bệnh nhân nghiêng sang một bên, dùng ngón tay móc hết đờm nhớt, thức ăn, răng giả (nếu có) từ miệng người bệnh ra.
  • Nếu bệnh nhân mất ý thức hoặc hôn mê, cũng nên cho bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để tránh bị tụt lưỡi ra phía sau gây cản trở không khí đi qua đường thở và phòng ngừa bệnh nhân hít ngược thức ăn hay dị vật vào phổi gây viêm phổi.
  • Khi bệnh nhân lên cơn co giật, đề phòng họ cắn vào lưỡi bằng cách lấy vải mềm quấn quanh chiếc đũa, hoặc muỗng đặt giữa hai hàm răng góc trong cùng. Nếu bệnh nhân ngưng thở thì cho nằm ngửa, dùng tay kéo cằm bệnh nhân ra trước để đầu ngửa được tối đa, tránh gập cổ rồi tiến hành hô hấp nhân tạo.

Sai lầm đáng tiếc

Thông thường, khi thấy những triệu chứng nói trên xuất hiện, người nhà nghĩ rằng bệnh nhân bị trúng gió, cảm lạnh, cao huyết áp… và tự xử lý bằng cách cạo gió, giác hơi, cho uống thuốc hạ huyết áp, rồi chờ “hiệu quả điều trị” của mình mà không đưa đến bệnh viện, điều này làm kéo dài tình trạng thiếu máu não, mất đi “thời gian vàng” (thời gian dành cho sơ cấp cứu), dẫn đến những di chứng đáng tiếc, thậm chí tử vong.

Nên nhớ đột quỵ không phải là trúng gió hay cảm lạnh. Tuyệt đối không được tự ý cạo gió, xức dầu, cắt lể, giác hơi, xoa bóp hay nặn chanh vào miệng, hoặc tự ý dùng kim chích vào 10 đầu ngón tay, cho uống thuốc, truyền dịch nếu không có sự đồng ý của bác sĩ. Sơ cứu sai sẽ làm gia tăng nguy cơ tử vong và để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân.

(*) Khoa Hồi sức tim mạch, Bệnh viện Nhân dân 115, TPHCM.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế ‘báo...

0
Dịch bệnh sởi đang tiếp tục diễn biến phức tạp, một số địa phương vẫn ghi nhận số ca mắc cao. Thủ tướng Chính...

Sự thật về tế bào mỡ: Hiểu đúng để kiểm soát...

0
(SGTT) - Tế bào mỡ không chỉ đơn thuần là nơi lưu trữ chất béo mà còn đóng vai trò quan trọng trong cơ chế...

Vai trò của cơ mông đối với sức khỏe và vận...

0
(SGTT) - Cơ mông không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà còn đóng vai trò quan trọng trong ổn định khung xương, tư...

4 bài tập tại nhà giúp cải thiện tình trạng cổ...

0
(SGTT) - Được coi là căn bệnh của “người hiện đại”, hội chứng gù cổ (cervical kyphosis), hay còn gọi là hội chứng cổ...

Làm gì để không gặp biến chứng khi lỡ ‘lơ là’...

0
(SGTT) - Theo ghi nhận từ khoa Cấp cứu (Bệnh viện Nội tiết Trung ương), trong những ngày nghỉ Tết Ất Tỵ đã có...

Lợi ích sức khỏe và những điều cần lưu ý khi...

0
(SGTT) - Kombucha là một loại trà lên men từ trà đen hoặc trà xanh, có hương vị chua nhẹ và chứa nhiều khí...

Kết nối