Thứ sáu, Tháng tư 11, 2025

Học viện Kỹ thuật Quân sự đưa robot hỗ trợ điều trị Covid-19 vào phục vụ tại phía Nam

(SGTT) - Ngay sau quá trình triển khai robot hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại các tỉnh phía Bắc, nhóm cán bộ, nghiên cứu phát triển robot Vibot của Học viện Kỹ thuật Quân sự vội vã lên đường vào TPHCM chống dịch để hỗ trợ quá trình chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Nhân viên chuẩn bị đưa khay đựng đồ ăn vào kết nối với robot Vibot.

Theo Đại tá Trần Minh Vỹ, Trưởng Đại diện phía Nam, Học viện Kỹ thuật Quân sự, tổ công tác cùng robot Vibot đã có mặt tại bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 7, thành phố Thủ Đức, TPHCM (bệnh viện dã chiến số 7) và bắt đầu vận hành hệ thống robot để hỗ trợ quá trình chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân Covid-19.

Theo Đại tá Vỹ, robot Vibot sẽ tham gia hỗ trợ quá trình chăm sóc điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại khu vực điều trị bệnh nhân Covid-19 do bệnh viện Quân y 175 phụ trách; khu vực này gồm 16 tầng với khả năng tiếp nhận, điều trị lên đến 1.200 bệnh nhân.

Robot Vibot sẽ tự động di chuyển đến các phòng (trong một dãy lầu) để đưa đồ ăn, thuốc cho từng phòng chiều ngày 14-8-2021 tại bệnh viện dã chiến số 7.

“Robot Vibot sẽ hoạt động tự động, vận chuyển thuốc men, cơm nước vào tận phòng bệnh. Chuyển rác thải ra ngoài... Đặc biệt, bác sĩ chỉ cần ngồi một chỗ bên ngoài vẫn có thể thăm khám được từng bệnh nhân”, Đại tá Phó Giáo sư-Tiến sĩ Tăng Quốc Nam, chủ nhiệm khoa Hàng không Vũ trụ, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, chia sẻ.

Theo chia sẻ của Đại tá Nam, khi robot Vibot tới, bệnh nhân bấm nút. Hệ thống sẽ tự động kết nối với bác sĩ qua màn hình. Khi cạn pin, Vibot sẽ tự động đến ổ điện để tự sạc.

Một bệnh nhân đang được điều trị Covid-19 tại bệnh viện dã chiến số 7, thành phố Thủ Đức, TPHCM ra nhận đồ ăn từ robot Vibot đưa tới.

Như vậy, quy trình vận hành và hoạt động của robot Vibot không chỉ hỗ trợ trong việc vận chuyển thuốc, thức ăn cho bệnh nhân tận phòng điều trị mà còn giúp bác sĩ dễ dàng thăm khám và có khả năng tránh tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo tại nơi điều trị bệnh nhân Covid-19.

Trước đó, nhóm cán bộ, nghiên cứu phát triển robot Vibot đã phục vụ rất hiệu quả ở bệnh viện tại Bắc giang, bệnh viện 108, bệnh viện Bắc Thăng Long và bệnh viện Bạch Mai cơ sơ Hà Nam ở đợt dịch lần trước.

Đại tá Trần Minh Vỹ cho biết thêm, ngoài robot Vibot, Học viện Kỹ thuật Quân sự còn phát triển thành công đề tài “Cáng áp lực âm” dùng để phục vụ vận chuyển bệnh nhân nhằm tránh lây lan mầm bệnh cho các nhân viên y tế. Sản phẩm này hiện đang được bệnh viện Đại học Y Hà Nội sử dụng tại bệnh viện dã chiến hồi sức cấp cứu - điều trị bệnh nhân Covid-19 tại tỉnh Bình Dương.

Nguyễn Nam

Hình ảnh: Học viện Kỹ thuật Quân sự phía Nam cung cấp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế ‘báo...

0
Dịch bệnh sởi đang tiếp tục diễn biến phức tạp, một số địa phương vẫn ghi nhận số ca mắc cao. Thủ tướng Chính...

Sự thật về tế bào mỡ: Hiểu đúng để kiểm soát...

0
(SGTT) - Tế bào mỡ không chỉ đơn thuần là nơi lưu trữ chất béo mà còn đóng vai trò quan trọng trong cơ chế...

Vai trò của cơ mông đối với sức khỏe và vận...

0
(SGTT) - Cơ mông không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà còn đóng vai trò quan trọng trong ổn định khung xương, tư...

4 bài tập tại nhà giúp cải thiện tình trạng cổ...

0
(SGTT) - Được coi là căn bệnh của “người hiện đại”, hội chứng gù cổ (cervical kyphosis), hay còn gọi là hội chứng cổ...

Làm gì để không gặp biến chứng khi lỡ ‘lơ là’...

0
(SGTT) - Theo ghi nhận từ khoa Cấp cứu (Bệnh viện Nội tiết Trung ương), trong những ngày nghỉ Tết Ất Tỵ đã có...

Lợi ích sức khỏe và những điều cần lưu ý khi...

0
(SGTT) - Kombucha là một loại trà lên men từ trà đen hoặc trà xanh, có hương vị chua nhẹ và chứa nhiều khí...

Kết nối