Thứ năm, Tháng tư 10, 2025

Ghé thăm chùa Keo, ngôi cổ tự gần 400 năm ở Thái Bình 

(SGTT) - Chùa Keo tọa lạc tại khu vực chân đê sông Hồng, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Trải qua gần 400 năm, ngôi chùa vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo, nhuốm màu cổ kính.

Theo Cục Di sản Văn hóa, chùa Keo được xây dựng vào năm 1632 và được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đặc biệt vào năm 2012. 

Ảnh: Cào Cào Adventures

Chùa Keo cũng thờ Phật như bao ngôi chùa khác ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nhưng do quá trình hình thành và phát triển lịch sử làng xã, chùa thờ tự theo nghi thức “tiền Phật, hậu Thánh” - tức ngoài thờ Phật, còn thờ Thánh và những người có công với dân làng.

Không gian rợp bóng cây tại chùa Keo. Ảnh: Cào Cào Adventures

Trải qua gần 400 năm với bao thăng trầm, biến động của lịch sử và nhiều lần tu bổ, song chùa Keo hiện vẫn tồn tại khá nguyên vẹn so với kiến trúc ban đầu. Theo văn bia còn lưu, công trình gồm 21 dãy, 154 gian lớn nhỏ. Hiện tại chùa Keo còn tồn nguyên 16 tòa, 126 gian.

Ảnh: Cào Cào Adventures

Ngoài các kiến trúc chính, chùa Keo còn một số kiến trúc phụ trợ, như khu Tăng xá, nhà khách, trụ sở Ban Quản lý Di tích. Đặc biệt, chùa còn là nơi hiện đang lưu giữ và 197 di vật, cổ vật gắn với lịch sử hình thành và phát triển của chùa (từ thế kỷ thứ 17 đến nay), được tạo tác từ nhiều loại chất liệu (gỗ, đá, đồng).

Ảnh: Cào Cào Adventures
Những chi tiết kiến trúc cổ xưa của chùa Keo. Ảnh: Cào Cào Adventures

Công trình kiến trúc nổi tiếng gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời hậu Lê. Ngoài ra, chùa Keo còn là nơi lưu giữ bảo vật quốc gia - Hương án chùa Keo, là hiện vật gốc độc bản, mang giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, có hình thức độc đáo.

Dạo một vòng quanh chùa, du khách dễ dàng bắt gặp hương trầm được phơi trước sân chùa. Ảnh: Cào Cào Adventures
Ảnh: Cào Cào Adventures

Hằng năm, tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo tổ chức 2 lễ hội - đó là lễ hội mùa Xuân (ngày mùng 4 tháng Giêng) và lễ hội mùa Thu (tháng 9 âm lịch) với nhiều hoạt động như biểu diễn múa rối nước, thả hoa đăng, liên hoan chèo… và các hoạt động trò chơi dân gian như thi bắt vịt, hát giao duyên, kéo lửa thổi cơm thi.

Thanh Thu

Ảnh: Cào Cào Adventures

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lễ cầu mưa trên đỉnh Chư Tao Yang của người Jrai...

0
(SGTT) - Lễ cầu mưa “Yang Pơtao Apui” ở làng Plei Ơi, Gia Lai là nghi lễ của người Jrai, gắn liền với truyền...

Hoa gạo nở khắp làng quê Thái Bình

0
(SGTT) – Đầu tháng 4, hoa gạo bắt đầu nở rực rỡ khắp vùng quê Thái Bình. Những gốc gạo lâu năm trổ bông...

Về Bắc Ninh ghé thăm đền Đô – nơi thờ 8...

0
(SGTT) - Đền Đô là một di tích lịch sử tọa lạc tại phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền...

Lễ hội đền Thánh Nguyễn là Di sản Văn hóa phi...

0
(SGTT) - Vừa qua, ngày 6-4, tại Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đền Thánh Nguyễn (xã Tiến Thắng, huyện Gia Viễn,...

Dấu ấn kiến trúc Đông – Tây độc đáo của lăng...

0
(SGTT) - Lăng Khải Định (Ứng Lăng) là công trình đặc biệt trong hệ thống lăng vua triều Nguyễn, kết hợp giữa kiến trúc...

Hai cây gạo trăm tuổi rợp sắc hoa bên ngôi đình...

0
(SGTT) – Khi tiết trời chuyển từ Xuân sang Hạ, hoa gạo tại đình Ngái (xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình)...

Kết nối