Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024

Đừng bận tâm đến gạo giả

HÙNG NGUYÊN -

Trong hàng sa số thông tin về thực phẩm bẩn, chứa hóa chất... thì cũng nổi lên những thông tin về gạo giả. Và rất nhiều người đã chia sẻ các thông tin về gạo nhựa, gạo nấu xong một đêm thì đổi thành màu đỏ. Tuy thế, những chuyên gia lĩnh vực nông nghiệp nhận định ở Việt Nam rất khó có gạo giả.

Tiến sĩ Dương Văn Ni, khoa Môi trường của Đại học Cần Thơ, nói rằng người dân nên yên tâm, bởi không ai làm gạo giả để bán đại trà. Lý do đơn giản, làm ra hạt gạo giả phải đầu tư công nghệ sản xuất đắt tiền, và giá thành sản xuất gạo giả từ bằng đến cao hơn so với giá gạo thật đang bán. “Vậy sản xuất gạo giả bán thì làm sao có lãi?”, ông nói. Như gạo giả mà ông Ni từng xem qua ở Nhật Bản, có giá bán cực cao so với gạo thật. Và ở Nhật Bản, gạo nhựa là dùng để trưng bày, hay để những người chụp ảnh đồ ăn dùng làm mẫu.

Theo một chuyên gia trong ngành lúa gạo, hiện tại công nghệ bảo quản gạo ở Việt Nam rất kém. Ở Nhật, họ bảo quản gạo trong các si-lô lớn và hiện đại, trong nhiệt độ thích hợp và ổn định, nên gạo có thể bảo quản được đến 10 năm. Còn ở Việt Nam, hạt gạo chỉ được bảo quản khoảng hai năm là hỏng.

Với những hạt gạo mốc cũ, “hết hạn sử dụng” ấy, thay vì đổ bỏ hoặc sử dụng vào mục đích khác thì nhà cung ứng đem vào các cơ sở lau gạo “tân trang” bề mặt, bày bán tiếp. “Thứ gạo này đốt lên sẽ cháy đen ngay, còn rang thì tươm nhựa và cháy khét. Đơn giản vì gạo là chất hữu cơ, có tinh bột, để lâu vẫn bị mục và phân hủy”, vị chuyên gia về gạo nói.

Theo tiến sĩ Dương Văn Ni, trước đây Nhật từng mua gạo phẩm chất thấp về chế biến keo dính, thêm phụ gia vào để sản xuất nước sơn, thậm chí hồ dán cũng làm từ gạo. Đó là lý do các hạt gạo cũ khi có tác động về nhiệt độ thì dễ tươm chất, có thể gọi là hồ tinh bột. Còn khi nấu thành cơm, để cả tuần không hư, nhiều khả năng gạo bị dính chất kháng sinh.

Vì vậy, có lẽ đừng bận tâm đến chuyện gạo giả, vì mối nguy đó ở xa. Nhưng với việc hun trùng, và tẩm chất bảo quản để không mối mọt, dùng thuốc để tẩy trắng gạo như công nghệ mà nhiều thương lái vẫn dùng để cho ra hạt gạo bóng, đẹp, để được lâu là mối nguy ở rất gần, vì gạo là lương thực mà người dân tiêu thụ hàng ngày. Cho đến nay, ngoài việc đi kiểm chứng gạo thật gạo giả, không thấy cơ quan chức năng công bố gạo nào là an toàn cho người sử dụng, vốn là điều mà người dân cần hơn.

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hiểu hơn phương pháp ‘giải cấu trúc’ thực phẩm

0
(SGTT) - Trong ẩm thực nói chung hay ẩm thực phân tử nói riêng, deconstructed cuisine là khái niệm xuất phát từ phong cách...

Đầu tư thêm 3.760 tỉ đồng cho cao tốc Bảo Lộc...

0
(SGTT) - Hôm nay (21-11), tại Kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng khóa X, các đại biểu đã biểu...

ĐBSCL đối mặt nguy cơ ngập lụt diện rộng do triều...

0
(SGTT) - Theo dự báo của Ủy ban sông Mekong Việt Nam, từ nay đến cuối tháng 11 này, nhiều khu vực tại thành...

Những ‘quy tắc vàng’ giúp tránh bị lừa đảo qua mạng

0
(SGTT) - Hiện nay, tình trạng lừa đảo trên không gian mạng trở nên phổ biến hơn với nhiều thủ đoạn, hành vi xấu. ...

Mới lạ tô súp cua cô Bông tại chợ Thiếc, gần...

0
(SGTT) - Tọa lạc trong khu chợ Thiếc, quận 11, quầy súp cô Bông đến nay đã hơn 20 năm phục vụ thực khách...

Khám phá ba ‘Làng du lịch tốt nhất thế giới’ tại...

0
(SGTT) - Làng rau Trà Quế (Quảng Nam), làng Tân Hóa (Quảng Bình), làng Thái Hải (Thái Nguyên) là ba ngôi làng tại Việt...

Kết nối