Thứ ba, Tháng tư 8, 2025

Du lịch văn hóa Việt Nam sẽ có thương hiệu và doanh thu 40 tỉ đô la trong 10 năm tới

(SGTTO) - Phấn đấu đến năm 2030, ngành du lịch văn hóa chiếm 20% trong tổng số khoảng 40 tỉ đô la doanh thu từ khách du lịch. Thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa Việt Nam được mở rộng, ghi nhận tại các thị trường mới và thị trường mục tiêu.

thánh địa mỹ sơn
Thánh địa Mỹ Sơn

Đó là một trong những mục tiêu đề ra trong dự thảo Đề án Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa đang được Tổng cục Du lịch lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị liên quan.

Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, Đề án Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa nằm trong Kế hoạch của ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Đây cũng là yêu cầu đối với lĩnh vực du lịch văn hóa phải xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm du lịch. Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa là việc làm thực sự cần thiết nhằm tạo bước phát triển đột phá trong công tác xây dựng sản phẩm du lịch, góp phần thực hiện mục tiêu thúc đẩy du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Đề án được Vụ Thị trường du lịch (Tổng cục Du lịch) xây dựng trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Đề án cũng khái quát hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tại Việt Nam cùng với việc đưa ra các giá trị cốt lõi của thương hiệu về du lịch văn hóa Việt Nam. Cùng với đó là định hướng, mục tiêu và nội dung phát triển thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa của Việt Nam và giải pháp triển khai, cách tổ chức thực hiện.

Cụ thể, thương hiệu du lịch quốc gia về du lịch văn hóa sẽ tập trung phát triển trên 2 lĩnh vực có thế mạnh gồm ẩm thực và di sản. Qua đó hình thành hệ thống điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng, giá trị cao và được thị trường ưa chuộng.

Mục tiêu đến năm 2030, ngành du lịch văn hóa chiếm 20% trong tổng số khoảng 40 tỉ đô la doanh thu từ khách du lịch. Thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa Việt Nam được mở rộng, ghi nhận tại các thị trường mới và thị trường mục tiêu.

Nội dung phát triển thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa của Việt Nam gồm Quảng bá thương hiệu du lịch văn hóa; Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch di sản, ẩm thực và Đổi mới chính sách khuyến khích du lịch di sản, du lịch ẩm thực.

Dự thảo cũng nêu những giải pháp triển khai du lịch văn hóa như: giải pháp về nghiên cứu và dự báo; giải pháp về khoa học công nghệ; giải pháp về thương mại, truyền thông; giải pháp đầu tư, tài chính ứng dụng…

Du lịch văn hóa là một trong 4 dòng sản phẩm thu hút đông đảo du khách quốc tế đến tham quan, tìm hiểu đất nước, con người Việt Nam; được xác định là loại hình du lịch quan trọng, có sức hấp dẫn, góp phần cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Xu hướng dòng khách quốc tế quan tâm đến các điểm đến du lịch gắn với các sản phẩm du lịch văn hóa ngày càng tăng.

Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra khảo sát trên mẫu 800 khách du lịch trong nước và quốc tế được thực hiện trong khuôn khổ Đề tài khoa học cấp bộ “Giải pháp phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam” cho thấy: Hơn 50% khách quốc tế tìm hiểu các loại thông tin về giá cả, văn hóa truyền thống, con người Việt Nam, lịch sử Việt Nam, các hoạt động du lịch ở Việt Nam trước khi đến Việt Nam.

Hiện nay, mặc dù chưa có chương trình xây dựng thương hiệu riêng cho du lịch văn hóa, nhưng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam, các điểm du lịch văn hóa đã nhận được sự yêu thích của đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Có thể kể đến nhiều tour du lịch văn hóa thành công (như tour Con đường di sản miền Trung, Các cố đô Việt Nam, Con đường xanh Tây Nguyên), các di sản nổi tiếng (Đô thị cổ Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn, Văn Miếu – Quốc Tử Giám…) hay các lễ hội truyền thống (như Hội Đền Hùng, Hội Lim…).

Dự thảo cũng nêu định hướng, mục tiêu và nội dung phát triển thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa của Việt Nam. Trong đó, phát triển thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa của Việt Nam gồm những nội dung cụ thể về: Quảng bá thương hiệu du lịch văn hóa; Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch di sản, ẩm thực và Đổi mới chính sách khuyến khích du lịch di sản, du lịch ẩm thực.

HN tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Tọa đàm ‘Phát triển du lịch Net-Zero: Cách nào để làm đúng và đủ?’

0
(SGTT) - Tọa đàm “Phát triển du lịch Net-Zero: Cách nào để làm đúng và đủ?” do Sài Gòn Tiếp Thị phối hợp với Khu du lịch Làng Nhỏ – Hồ Láng Nhớt (Khánh Hòa) tổ chức trong khuôn khổ lễ công bố “Top 7 Ấn tượng Việt Nam”...

Thuyền độc mộc trong hành trình mới của mình

0
(SGTT) - Bồng bềnh trên mặt hồ rộng lớn bậc nhất Tây Nguyên, thuyền độc mộc không chỉ mang trong mình văn hóa, nếp sống của xứ sở mà còn chở theo những kiếp người mưu sinh và sống qua ngày. Thế nhưng, giờ đây, những chiếc thuyền độc...

Làm du lịch bền vững: con đường khó nhưng đáng để đi

0
(SGTT) - Du lịch xanh và bền vững không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Thành phố Hội An nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung, với những nỗ...

SGTT đến Hội An vinh danh các điểm đến trong ‘Top 7 Ấn tượng Việt Nam’ 2024

0
(SGTT) – Sáng 30-3, tại Silk Sense Hoi An River Resort (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam), Sài Gòn Tiếp Thị đã tổ chức lễ công bố kết quả bình chọn “Top 7 Ấn tượng Việt Nam” năm 2024 và phát động “Top 7 Ấn tượng Việt Nam”...

Kiên định với du lịch xanh: Cần gì để đi đường dài?

0
(SGTT) - Trong khuôn khổ lễ công bố kết quả bình chọn “Top 7 Ấn tượng Việt Nam” 2024, Sài Gòn Tiếp Thị sẽ phối hợp cùng Hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Nam và Silk Sense Hoi An River Resort (Quảng Nam) tổ chức tọa đàm "Kiên định...

Giảm phát thải, tăng hấp thụ – ‘công thức’ xây dựng du lịch Net-Zero

0
(SGTT) – Để phát triển du lịch Net-Zero, cần một lộ trình rõ ràng, trong đó kết hợp đồng thời giữa việc giảm phát thải và tăng cường khả năng hấp thụ khí thải. Từ thực tiễn tại khu du lịch Làng Nhỏ - Hồ Láng Nhớt cho thấy,...

Kết nối


Cùng chuyên mục