(SGTT) - Tiết trời chuyển se lạnh, gió hanh hanh báo hiệu mùa hoa dã quỳ đang đến, trên mọi nẻo đường ở Gia Lai được khoác lên mình chiếc áo vàng rực rỡ.
- Giới trẻ rủ nhau check-in cùng hoa dã quỳ nở rộ ở Đà Lạt
- Đến Phố núi xem biểu diễn cồng chiêng đường phố, tuần lễ hoa dã quỳ
- Chụp ảnh cưới khi hoa dã quỳ nở
Hoa dã quỳ thường nở vào cuối thu chớm đông khoảng cuối tháng 10 đầu tháng 11 hàng năm, những bông dã quỳ khoe sắc vàng rực rỡ báo hiệu sắp kết thúc mùa mưa.
Hoa dã quỳ có nhiều tên gọi khác nhau như cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại hay hướng dương dại... Loài cây này được người Pháp đưa vào Tây Nguyên để làm phân xanh, thuốc kháng viêm, bong gân, ngứa và giải độc gan.
Người Tây Nguyên thường sử dụng loại cây bụi dễ mọc, sức sống tốt để làm hàng rào, vì thế quanh rẫy bắp, ruộng khoai được bao quanh bởi những hàng dã quỳ vàng rực rỡ.
Vốn dĩ là họ nhà cúc nên hoa dã quỳ tượng trưng cho sự thuỷ chung, sức sống mãnh liệt của người Tây Nguyên.
Dã quỳ phủ vàng khắp nẻo đường, hai bên đường hoa vàng rực rỡ hay thảm vàng trải dài từ chân núi lên đến đỉnh núi. Tại xã Chư Đang Ya, huyện Chư Pah (Gia Lai) là nơi thường tổ chức lễ hội hoa dã quỳ cũng là nơi đẹp nhất để check-in cùng hoa.
Phương Nga
Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.