Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024

Du lịch giữa mùa dịch: Nghe câu hát trên dòng Hương Giang

(SGTT) - Nói đến Huế, người người nghĩ ngay đến những phong cảnh nên thơ, tưởng đến những kỷ niệm êm đềm, những vết tích của thời xưa để lại… Ngoài những công trình, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thì việc ngồi thuyền rồng nghe câu hát du dương là việc không nên bỏ qua khi đến xứ Huế mộng mơ này.

“Dập dềnh sóng vỗ mạn thuyền
Ngồi nghe ca Huế mà lòng bâng khuâng!
Tương tư với nguyệt cùng mây
Hỏi non nước ấy đắm say bao tình?”

Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người dân xứ Huế. Những câu từ ngọt ngào đó được ví von như những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang, lúc thì êm dịu lúc lại ngân vang, da diết như phép ẩn dụ nói lên nội tâm con người. Ngoài ra tôi còn được biết, bên cạnh dòng nhạc dân gian, Huế còn một dòng nhạc khác là nhạc cung đình trang trọng, như: giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yên nhạc.

Song, sau một ngày tham quan cố đô và các lăng tẩm, tôi đã tranh thủ tận hưởng những câu hát trên dòng Hương Giang. Đặt chân lên thuyền rồng, tôi có cảm giác khá lạ, chắc một phần là vì đây là nơi mà các vua chúa xưa hay ngự, hay một phần là vì không gian cổ kính, khang trang?

Thuyền rồng đưa du khách du ngoạn và nghe ca Huế trên sông Hương. Ảnh: Lê Thanh Lượng

Chưa kể, bên trong khoang thuyền là các nhạc cụ như đàn nguyệt, đàn bầu, đàn tranh, sáo, phách... được chuẩn bị rất chu đáo. Bên cạnh đó là các nhạc công, ca công đều là những nam thanh, nữ tú trông rất duyên dáng, đằm thắm và nhẹ nhàng. Các anh nhạc công thì mặc áo the, quần thụng đầu đội khăn xếp, các chị thì khoát trên mình những chiếc áo dài lả lướt, miệng cười rất duyên.

Rồi thuyền từ từ rời bến, gió thổi man mát, những ánh đèn le lói tạo nên không gian huyền ảo cùng tiếng vỗ dập dìu của dòng Hương Giang như tạo nên bầu không khí huyền hoặc, xưa cổ. Bất chợt thuyền tắt máy, rồi lặng lờ trôi dưới cầu Tràng Tiền.

Tiếng xênh, tiếng phách, tiếng đàn, cùng khúc nhã nhạc cung đình vang lên. Từng câu hò, câu hát, những màn đối đáp thanh tao, nhẹ nhàng lúc thì trầm lúc lại bổng, cất lên như đưa những người đang ngồi trong khoang thuyền quay về cái không khí trang trọng nhưng vẫn thân thuộc của cả một thời kỳ quá vãng.

Thật sự mà nói, ca Huế là một môn nghệ thuật độc đáo được sinh ra chỉ dành riêng cho người dân xứ này. Bởi không phải ai cũng có thể học được, không phải ai cũng hát đúng giọng điệu, và cũng không phải ai cũng có thể cảm được sự tinh túy trong từng câu ca bình dị.

Muốn nghe ca Huế, muốn hiểu người Huế, muốn biết về đời sống giản dị của Huế, thì hãy bình tâm, an nhiên và ngẫm từng câu, từng từ trong từng câu hát. Đó là một sắc thái riêng, đặc trưng riêng của nhã nhạc cung đình mà “không nơi nào có được”.

Các bạn sinh viên ngành Việt Nam Học trường Đại học Sư Phạm TPHCM chụp ảnh cùng các nghệ sĩ ca Huế trên thuyền rồng. Ảnh: Lê Thanh Lượng

Quả thật, được nghe ca Huế là điều vinh dự lớn nhất của tôi. Bởi ca Huế không phải loại hình nghệ thuật dễ thích nghi với thời đại, mà nó thường kén người nghe. Một khi đã nghe, đã hiểu được ta mới thấy từng câu từng trong lời hát như đưa tâm hồn ta vào một miền ký ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người. Và đâu đó tôi chợt nhận ra rằng, đằng sau giọng ca ngọt ngào ấy là nội tâm, là tiếng lòng của người con gái Huế âm thầm, kín đáo và cũng rất tinh tế.

Tôi đoán rằng người dân xứ Huế rất trân trọng, yêu quý và muốn gìn giữ nét đẹp ca Huế trên sông Hương như một tài sản văn hóa vô giá của mảnh đất này. Dù trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, ca Huế vẫn trường tồn cho đến hôm nay và mai sau. Nghe ca Huế trên thuyền rồng như thú vui tao nhã, món ăn tinh thần mà bất cứ du khách nào đến với Huế đều phải thưởng thức một lần. Vì có người nói rằng: “nếu chưa nghe ca Huế trên sông Hương thì xem như chưa một lần đến Huế”.

Lê Thanh Lượng

Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Gặp nghệ nhân tạo hình bonsai dừa ‘rắn ngậm ngọc’ phục...

0
(SGTT) - Từ những trái dừa khô tưởng chừng bỏ đi, nghệ nhân Đậu Thanh Tùng (ngụ xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TPHCM)...

TPHCM thử nghiệm thu phí đậu xe qua tài khoản ETC

0
(SGTT) - Đường Hai Bà Trưng, Lê Lai (quận 1) và Phạm Hữu Chí (quận 5) sẽ chuyển sang hình thức thu phí đậu...

Nhu cầu chụp ảnh mùa Tết tăng, cả thợ ảnh không...

0
(SGTT) - Nhu cầu chụp ảnh tăng cao trong dịp cận Tết đã mang đến nguồn thu nhập nhất định cho không chỉ những...

Thách thức nào cho mục tiêu tăng trưởng GDP Việt Nam...

0
(SGTT) - Kinh tế Việt Nam năm 2024 có thể đạt tăng trưởng 7% nếu GDP quí 4 tăng khoảng 7,5% nhưng điều này...

Thưởng thức bò lá lốt, bánh hỏi kiểu món cuốn ở...

0
(SGTT) - Bò lá lốt là món ăn cuốn hút thực khách bởi lá lốt thơm lừng làm vỏ cuốn, nhân bên trong là...

Thưởng thức phở Hoàng, hai năm liên tiếp đạt Michelin Bib...

0
(SGTT) - Mở bán từ năm 2008, phở Hoàng là thương hiệu được thực khách nhớ đến bởi hương vị phở Nam Định, giao...

Kết nối