Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Dự báo Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về kinh tế số tại Đông Nam Á

(SGTT) - Năm 2023, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất Đông Nam Á, trong đó, thanh toán số tiếp tục tăng cao và số người có mức chi tiêu cao cho tiêu dùng trực tuyến gấp 5,4 lần nhóm có mức chi tiêu thấp.
Đại diện Tập đoàn Google, Công ty Temasek và Công ty Bain & Company chia sẻ các thông tin trong báo cáo Nền Kinh tế Số Đông Nam Á lần thứ 8. Ảnh: Minh Anh

Kinh tế số Việt Nam dẫn đầu khu vực năm 2023

Bất chấp những biến động của nền kinh tế vĩ mô toàn cầu, năm 2023 Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á hai năm thứ hai liên tiếp và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2025. Đây là thông tin được đưa ra tại Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 8 vừa được Tập đoàn Google, Công ty Temasek và Công ty Bain & Company công bố.

Đáng chú ý, trong khi tỷ lệ áp dụng thanh toán số tại khu vực Đông Nam Á đạt 50%, Việt Nam cũng đang thúc đẩy xu hướng này và trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán số, tăng 19% từ năm 2022 đến năm 2023 và sẽ tốc độ tăng trưởng kép hàng năm ở mức 13% trong giai đoạn 2023 – 2025.

Bà Mai Nguyễn, Quản lý cấp cao Bain & Company Việt Nam, cho rằng thanh toán số tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ, hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại và sự phổ biến của mã QR. Xu hướng này được dự báo sẽ tăng tốc khi Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa.

Ngoài ra, theo báo cáo tổng giá trị hàng hóa của Việt Nam dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm ở mức 20%, từ 30 tỷ đô la Mỹ vào năm 2023 lên gần 45 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025. Tăng trưởng tổng giá trị hàng hóa trong hai năm tới sẽ được dẫn dắt bởi thương mại điện tử và du lịch trực tuyến.

Cụ thể, thương mại điện tử ở Việt Nam tăng 11% từ năm 2022 đến 2023 và tốc độ tăng trưởng kép hàng năm kỳ vọng tăng 22% đến năm 2025, hướng đến mục tiêu tổng giá trị hàng hóa đạt 24 tỷ đô la Mỹ trong năm 2025. Còn ngành du lịch được dự báo sẽ hoàn toàn hồi phục trong năm nay, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch nội địa. Du lịch trực tuyến đã tăng 82% trong năm qua và kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm tăng 21% từ 2023 đến 2025, với mức tăng trưởng tổng giá trị hàng hóa dự kiến đạt 7 tỷ đô la Mỹ.

Yếu tố duy trì tăng trưởng

Ông Andrea Campagnoli, Trưởng văn phòng kiêm Đối tác Sáng lập của Bain & Company tại Việt Nam nhận định rằng: “Bất chấp sự chậm lại của nền kinh tế hiện nay, Việt Nam vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á trong nhiều năm qua. Đáng chú ý, Việt Nam thể hiện sự tăng trưởng tích cực về khối lượng đầu tư trong nửa đầu năm 2023 so với năm ngoái. Đây là minh chứng cho niềm tin của các nhà đầu tư đối với tiềm năng dài hạn của đất nước”.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia người dùng có mức chi tiêu cao (HVUs) tiếp tục là yếu tố duy trì kinh tế bền vững, tuy nhiên tiềm năng tăng trưởng phụ thuộc vào việc gia tăng mức độ tham gia kinh tế số.

Ông Marc Woo, Giám đốc điều hành, phụ trách Việt Nam của Google châu Á – Thái Bình Dương, cho biết mặc dù hơn 70% giá trị giao dịch của nền kinh tế số được tạo ra bởi 30% lượng người chi tiêu hàng đầu ở Đông Nam Á, tuy nhiên, nhóm người dùng có mức chi tiêu thấp (non-HVUs) cũng mang lại cơ hội tăng trưởng đáng chú ý. Tại Việt Nam, nhóm HVU chi tiêu gấp 5,4 lần so với nhóm non-HVU.

“Trong khi HVU có nhiều khả năng tăng mức chi tiêu theo thời gian, thì non-HVU cũng mang đến cơ hội tăng trưởng nói chung. Khi nhu cầu của người tiêu dùng tiếp tục tăng, đa số non-HVU sẽ sẵn sàng tăng chi tiêu trực tuyến nếu chúng ta xây dựng được sự tin tưởng, giải quyết các rào cản ví dụ như nhu cầu tương tác thật với sản phẩm”, ông Marc Woo nói.

Đồng quan điểm, ông Andrea Campagnoli cho rằng người tiêu dùng ở những khu vực ngoài các đô thị lớn đang đối mặt với nguy cơ chịu khoảng cách kỹ thuật số ngày càng lớn. Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng là ba đô thị lớn dẫn đầu về sự tham gia vào kỹ thuật số tại Việt Nam nhưng khoảng cách này ngày càng sâu ở khu vực ngoài các thành phố lớn. Đặc biệt, các khu vực nông thôn dễ bị tổn thương hơn từ thách thức của đơn vị kinh tế.

“Giải quyết những khoảng cách này là trách nhiệm chung của nhiều thành phần trong nền kinh tế kỹ thuật số. Bên cạnh đó, việc loại bỏ các rào cản như vấn đề cung cấp và bảo mật cũng có thể cải thiện sự tham gia của non-HVU và giúp nền kinh tế số của Việt Nam đạt được các mục tiêu tăng trưởng”, Trưởng văn phòng kiêm Đối tác Sáng lập của Bain & Company tại Việt Nam chia sẻ.

Minh Anh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm...

0
(SGTT) - Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số nhằm đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành...

Một nhà bán hàng B2B Việt được Alibaba.com tôn vinh

0
(SGTT) - Bà Xuân Hải Yến, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Proline được Alibaba.com vinh danh là nhà...

Vì sao độ nhận diện thương hiệu sản phẩm OCOP vẫn...

0
(SGTT) - Các sàn thương mại điện tử đang hỗ trợ người bán sản phẩm OCOP đẩy mạnh bán nông sản, cộng thêm vào...

ShopeePay bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử...

0
(SGTT) - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ShopeePay do không...

Vì sao Temu tới Việt Nam?

0
(SGTT) - Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ước đạt 14,7 tỉ đô la Mỹ trong năm 2024, trong đó, sản...

Temu và lỗ hổng quảng cáo

0
(SGTT) - Luật Quảng cáo hiện hành quy định rõ tại điều 20 về điều kiện quảng cáo: “Quảng cáo về hoạt động kinh...

Kết nối