Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Đón chờ tọa đàm phát triển du lịch nông thôn ven biển gắn bảo tồn đa dạng sinh học

(SGTT) - Với mong muốn tạo ra không gian chia sẻ những vấn đề, câu chuyện liên quan đến phát triển du lịch, đặc biệt là hướng đến phát triển du lịch xanh, an toàn và bền vững, chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức buổi gặp mặt với chủ đề “Chuyện trò du lịch thời nay”. Cùng với hoạt động gặp mặt, tại sự kiện cũng sẽ diễn ra tọa đàm “Phát triển du lịch nông thôn ven biển gắn với bảo tồn đa dạng sinh học”.

Buổi gặp mặt lần này có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch như lữ hành, khách sạn, đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch, đại diện các vườn quốc gia,… Buổi gặp mặt sẽ được diễn ra vào ngày 10-12-2023 tại Vườn Quốc gia Núi Chúa, thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận.

Buổi gặp gỡ “Chuyện trò du lịch thời nay” và tọa đàm “Phát triển du lịch nông thôn ven biển gắn với bảo tồn đa dạng sinh học” sẽ tổ chức vào ngày 10-12-2023 tại tại Vườn Quốc gia Núi Chúa, thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận.

Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ, với 28 tỉnh, thành có biển và 125 huyện ven biển, trải dọc theo bờ biển dài hơn 3.260 km. Với lợi thế này, Việt Nam đang có nhiều tiềm năng kinh tế biển, bên cạnh đó với cảnh quan đặc sắc, hệ sinh thái đa dạng, nhất là đặc trưng vùng nông thôn ven biển sẽ là những lợi thế để thúc đẩy du lịch phát triển.

Cũng giống với các vùng lân cận như Bình Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên, tỉnh Ninh Thuận có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng như bãi tắm Ninh Chữ - Bình Sơn, Cà Ná, Vĩnh Hy, Bình Tiên, bãi Thùng... Đây còn là vùng đất nổi tiếng về các di tích của dân tộc Kinh, Chăm và Raglai...

Vườn Quốc gia Núi Chúa tổ chức cho du khách trải nghiệm làm muối ở Ninh Thuận. Ảnh: Vườn Quốc gia Núi Chúa

Khí hậu ở Ninh Thuận có đặc thù nắng nhiều, mưa ít là một lợi thế tự nhiên để có được những loại cây trồng, vật nuôi có năng suất và trở thành đặc sản của địa phương như nho, táo, dê, cừu, măng tây xanh,... Những vùng trồng đặc sản nói trên gắn với những danh lam thắng cảnh, hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao như Vườn Quốc gia Núi Chúa, Phước Bình.

Đây là những yếu tố góp phần tạo nên thương hiệu đặc trưng để quảng bá, tạo sức lan tỏa cao làm nền tảng cho du lịch phát triển nói chung và du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nông thôn nói riêng.

Du khách trải nghiệm hái nho tại một vườn nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Tuy nhiên, phát triển du lịch nông thôn ven biển cũng cần phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Vậy làm thế nào để vừa thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển vừa đảm bảo gìn giữ hệ sinh thái, các giá trị đa dạng sinh học sẵn có của địa phương? Nội dung này sẽ được các diễn giả và khách mời chia sẻ và thảo luận trong tọa đàm “Phát triển du lịch nông thôn ven biển gắn với bảo tồn đa dạng sinh học”.

Ngọc Khuyến

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hơn 50 quốc gia cam kết phát triển du lịch thân...

0
(SGTT) - Ngày 20-11, Liên Hiệp Quốc thông báo hơn 50 chính phủ đã ký tuyên bố chung thúc đẩy du lịch bền vững...

Di tích Pompeii ở Ý giới hạn 20.000 người tham quan...

0
(SGTT) - Khu khảo cổ Pompeii - nơi lưu giữ tàn tích của thành phố cổ La Mã ở miền Nam nước Ý, vừa...

Hội nghị Du lịch Nông thôn của Tổ chức Du lịch...

0
(SGTT) - Từ ngày 9-12 đến 11-12 tới đây, tại Quảng Nam sẽ diễn ra Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn...

Loạt tour du lịch miền Bắc bị hoãn, hủy do ảnh...

0
(SGTT) – Ghi nhận tại một số doanh nghiệp lữ hành, bão Yagi và hệ quả sau bão đã khiến nhiều tour du lịch...

Bàn cách xác định ‘dấu chân’ carbon để hướng đến du...

0
(SGTT) – Xác định "dấu chân" carbon, phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan và đảm bảo lợi ích cho cộng đồng...

Phác thảo lộ trình hướng tới du lịch bền vững của...

0
(SGTT) - Việc một số nước trên thế giới đang có quan điểm “phản đối phát triển du lịch quá mức” là cơ hội...

Kết nối