Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024

Đọc hiểu các thiết bị điện năng để biết chúng hao điện cỡ nào

(SGTT) - Trên thiết bị điện, ngoài có các thông số đặc trưng riêng thì bất kỳ thiết bị điện nào cũng có chỉ số về công suất điện, và chỉ có một cách đọc hiểu giá trị công suất điện trên các thiết bị này. Tuy nhiên, mỗi nhà cung cấp đôi khi lại dùng những cách khác nhau để thể hiện chúng.

Cách đọc hiểu

Ký hiệu giá trị công suất thường dùng là W (Watt) hoặc kW (Kilowatt), trong đó 1kW = 1000W.

Máy lạnh: ký hiệu là kW hoặc Hp (ngựa) và 1Hp = 0.75kW. Ví dụ: máy lạnh 0.75kW, 1.5kW, 1Hp, 2Hp…

Khách hàng tìm mua loại ti vi phù hợp nhu cầu sử dụng nhằm tiết kiệm điện năng. Ảnh: Thành Hoa.

Ti vi: ký hiệu là W, chẳng hạn như ti vi 200W, 400W.

Tủ lạnh: ký hiệu là W, như tủ lạnh 300W.

Nồi cơm điện: ký hiệu là W (nồi nhỏ) hoặc kW (nồi lớn).

Máy giặt: ký hiệu là W (loại nhỏ) hoặc kW (loại lớn).

Lò vi sóng: ký hiệu là W (loại nhỏ) hoặc kW (loại lớn).

Bếp từ: ký hiệu là W (loại nhỏ) hoặc kW (loại lớn).

Đèn LED: Ký hiệu là W.

Tùy theo thời gian sử dụng thì lượng điện tiêu thụ của mỗi thiết bị khác nhau. Ví dụ, một tủ lạnh có công suất điện 300W, hoạt động 24 giờ/ngày và 365 ngày/năm, tiêu thụ lượng điện như sau: 300W x 24giờ/ngày x 365 ngày/năm = 2.628.000Wh/năm = 2,628 kWh/năm (1kWh = 1000Wh).

Cần phân biệt giữa công suất điện và lượng điện tiêu thụ. Khi nói 2kW tức công suất là 2kW; 3 kWh tức lượng điện tiêu thụ là 3kWh, nghĩa là nói đến việc tiêu thụ 3kW điện trong 1 giờ.

Chủ động phòng tránh và tiết kiệm điện năng

Hầu hết các thiết bị điện hiện nay được thiết kế khá an toàn. Tuy nhiên, vẫn cần sự hướng dẫn sử dụng cho người mới tiếp xúc để giúp họ sử dụng thiết bị một cách hiệu quả, tiết kiệm điện năng và tránh các sự cố đáng tiếc về điện.

Các sự cố đáng tiếc về điện nếu nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người dùng. Chẳng hạn như nồi cơm điện, sau khi nấu xong sẽ chuyển sang chế độ làm ấm. Do đó, tránh để nồi cơm điện ở chế độ làm ấm quá lâu, vì ở chế độ này nồi cơm điện cũng tiêu thụ một lượng điện đáng kể.

Cách bảo quản các thiết bị máy móc- Máy lạnh: Vệ sinh lưới lọc 2-3 tháng/lần, vệ sinh toàn bộ máy lạnh 6 tháng/lần.- Ti vi: Không dùng thì rút phích cắm, hạn chế cắm điện ti vi liên tục. Ra ngoài dưới 15 phút thì có thể để ti vi ở chế độ chờ, ra ngoài trên 15 phút thì nên tắt hẳn tivi.- Tủ lạnh: Khi có dấu hiệu bất thường như ít lạnh, hở cửa tủ… thì cần bảo trì.- Nồi cơm điện: Vệ sinh mâm nhiệt hằng ngày.- Máy giặt: Vệ sinh lồng giặt sau khi giặt.- Lò vi sóng: Khi có dấu hiệu bất thường thì cần bảo trì.- Bếp từ: Khi có dấu hiệu bất thường thì cần bảo trì.- Đèn LED: Vệ sinh mặt ngoài đèn khi đèn có dấu hiệu bị mờ hoặc thay đèn mới khi đèn bị hư.- Quạt: Vệ sinh bụi trên mặt trước quạt 3-4 tháng/lần.

Ngô Kiếm

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM tắt đèn hưởng ứng Giờ trái đất 2024

0
(SGTT) - Tối 23-3, TPHCM đã tổ chức đêm sự kiện hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 diễn ra từ 20...

Tiết kiệm để sống còn khi giá điện tăng

0
(SGTT) – Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có quyết định về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân...

TPHCM vận hành “Bản đồ hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19”

0
Ngày 7-6, Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM đã đưa vào vận hành “Bản đồ hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19” tại TPHCM...

Những địa danh trong truyện cổ tích nhưng có thực ngoài...

0
(SGTTO) - Những câu chuyện cổ tích gắn liền với một thời của tuổi thơ, đã làm say đắm bao tâm hồn với khung...

Cạnh tranh Honda Lead, Yamaha Việt Nam ra mắt xe tay...

0
(SGTTO) – Sau nhiều đồn đoán của người tiêu dùng, cuối cùng Yamaha đã cho ra mắt dòng xe cho nữ giới là Latte...

Ra mắt Hyundai Elantra và Tucson 2019 tại Việt Nam

0
(SGTTO) - Hai dòng xe mới này vừa được ra mắt tại Hà Nội sáng 16-5 với nhiều nâng cấp từ thiết kế đến tiện...

Kết nối