Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Doanh nghiệp Việt Nam lạc quan hơn về triển vọng kinh tế năm 2025

(SGTT) - Theo báo cáo khảo sát với 900 đại diện doanh nghiệp với của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng), niềm tin của doanh nghiệp vào triển vọng kinh tế trong 12 tháng tới có những tín hiệu tích cực, phù hợp với diễn biến của các chỉ số kinh tế vĩ mô.
Niềm tin của doanh nghiệp về triển vọng kinh tế 12 tháng tới đã có những tín hiệu tích cực. Ảnh: TL

Về triển vọng kinh tế ngành, kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá “rất tích cực” và “tích cực” về triển vọng kinh tế ngành đã tăng lên, đồng thời tỷ lệ đánh giá “tiêu cực/rất tiêu cực” đã giảm đi so với các kỳ khảo sát trước, TTXVN đưa tin.

Niềm tin của doanh nghiệp vào triển vọng kinh tế ngành đã có sự cải thiện đáng kể, thể hiện qua việc tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá "rất tích cực" và "tích cực" tăng lên gấp nhiều lần.

Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá “tích cực/rất tích cực” về triển vọng kinh tế ngành chiếm 17,3%, trong đó “rất tích cực” là 2,8%. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá "tiêu cực/rất tiêu cực" vẫn còn ở mức 54,6%.

So với khảo sát tháng 4-2023, triển vọng tiếp cận vốn của doanh nghiệp đã có những tín hiệu tích cực hơn, thể hiện qua việc tỷ lệ đánh giá "rất tích cực" và "tích cực" tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, với 49,6% doanh nghiệp vẫn đánh giá tiêu cực, cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn.

Ban IV cho biết, niềm tin của doanh nghiệp vào triển vọng kinh tế vĩ mô đã có sự tăng trưởng, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá “rất tích cực” và “tích cực” lần lượt tăng gấp 5 và gần 6 lần trong khi tỷ lệ đánh giá tiêu cực giảm đáng kể.

Tuy nhiên, trong số các doanh nghiệp được khảo sát, 45% doanh nghiệp bày tỏ quan ngại về triển vọng kinh tế vĩ mô, 54,6% lo ngại về triển vọng ngành, 49,6% lo ngại về tiếp cận vốn và 50,5% lo ngại về tiếp cận thị trường.

Kết quả khảo sát cho thấy sự thận trọng của doanh nghiệp đối với triển vọng kinh tế trong 12 tháng tới, với tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá tiêu cực chiếm ưu thế (45%) so với tỷ lệ đánh giá tích cực (23,5%).

Ngành công nghiệp thể hiện sự lạc quan nhất với điểm trung bình 2,82/5, trong khi, ngành xây dựng có điểm số thấp nhất, 2,55/5.

Xét theo loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thể hiện sự tích cực nhất với điểm trung bình là 3,15/5. Đây là lần đầu tiên điểm trung bình của loại hình doanh nghiệp này vượt trên mức 3, mức bình thường trong 3 kỳ khảo sát Ban IV đã tiến hành.

Trong khi đó, doanh nghiệp FDI thể hiện niềm tin tương đối tích cực với điểm trung bình 2,93/5. Tuy nhiên, doanh nghiệp ngoài nhà nước lại có mức điểm thấp nhất, 2,68/5, cho thấy sự khác biệt rõ rệt về mức độ lạc quan giữa các loại hình doanh nghiệp.

Theo đó, mặc dù vẫn còn một số doanh nghiệp tỏ ra lo ngại về tình hình kinh tế, nhưng nhìn chung, niềm tin của doanh nghiệp đã có sự cải thiện đáng kể so với các kỳ khảo sát trước đó, thể hiện các chỉ số đánh giá.

Bình Dương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Doanh nhân nước ngoài và câu chuyện thích nghi tại thị...

0
(SGTT) - Ngày 13-10, Việt Nam tôn vinh các doanh nhân - những người đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh...

Bảng xếp hạng các doanh nghiệp tư nhân lớn của Việt...

0
(SGTT) - Bảng xếp hạng 100 doanh nghiệp tư nhân nộp ngân sách nhà nước lớn nhất PRIVATE-100 một lần nữa cho thấy sự...

Tiêu chuẩn hưởng ưu đãi quá cao, doanh nghiệp hàng hải...

0
(SGTT) - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường thuỷ cho rằng, mức vốn đầu tư để doanh nghiệp được...

‘Bền vững’, ‘thủ công’ – 2 từ khóa chính ở triển...

0
(SGTT) - Sáng ngày 20-3, hội chợ "Style Bangkok 2024" - triển lãm quốc tế quy mô lớn về các sản phẩm thiết kế...

Chưa kịp phục hồi, doanh nghiệp nơm nớp nỗi lo thị...

0
(SGTT) - Trong những ngày tất bật chuẩn bị cho mùa bán hàng cao điểm, cũng là mùa đắt hàng nhất năm, các nhà...

Nhìn về cơ hội trong một thị trường không mấy lạc...

0
(SGTT) - Giới quan sát cho rằng thị trường năm 2024 vẫn khó, buộc các doanh nghiệp phải xoay chuyển đáp ứng những thay...

Kết nối