Thứ sáu, Tháng tư 18, 2025

Dịch viêm phổi cấp tại Vũ Hán và vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu

(SGTTO) - Trong quá khứ, đã có một vài tiền lệ về các dịch bệnh bị tuyên bố là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu.

Thế nào là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu (PHEIC)?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu (tiếng Anh: public health emergency of international concern – PHEIC) được định nghĩa là tình trạng y tế bất thường với hai đặc điểm nghiêm trọng sau:

  1. Gây ra mối nguy hiểm cho nhiều hơn một quốc gia do tính lây lan ra quốc tế
  2. Sự kiện y tế này cần đến những biện pháp ứng phối hợp ứng phó mang tầm quốc tế

Theo như định nghĩa chính thức này, WHO nhấn mạnh tính nghiêm trọng, bất thường và khó lường trước của vấn đề, đòi hỏi phải có các động thái khẩn cấp của quốc tế.

Việc ra quyết định tuyên bố một sự kiện y tế là vấn đề y tế khẩn cấp của cộng đồng toàn cầu thuộc về tổng giám đốc WHO sau khi triệu tập họp các chuyên gia trong Ủy ban khẩn cấp của WHO.

Hôm 24-1, tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu sau cuộc họp khẩn kéo dài hai ngày rằng vẫn còn quá sớm để tuyên bố dịch viêm phổi do virus corona nCoV-2019 bùng phát tại Vũ Hán (Trung Quốc) là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu. Theo đó, số ca nhiễm bệnh ngoài lãnh thổ Trung Quốc vẫn còn rải rác và chưa có dấu hiệu bùng phát thành dịch tại các quốc gia phát hiện người dương tính với virus corona nCoV-2019.

Lãnh đạo WHO phát biểu trong cuộc họp báo hôm 23-1. Ảnh: Reuters
Các vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu trong quá khứ

WHO đã đưa ra quy định về quy trình tuyên bố vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu từ năm 2005 sau khi xảy ra đại dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) năm 2002 và dịch cúm gia cầm H5N1 năm 2003.

WHO đã tuyên bố vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu một vài lần bao gồm đại dịch cúm A/H1N1 năm 2009, đại dịch Ebola năm 2014, sự lây lan virus gây bệnh bại liệt polio tại một số quốc gia năm 2014, dịch Zika năm 2016.

Việc tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu có thể làm thổi bùng lên làn sóng đóng cửa du lịch và thương mại đối với quốc gia có dịch từ các nước láng giềng. Do đó, WHO tỏ ra vô cùng thận trọng trong việc ra tuyên bố này.

Người dân bị kẹt lại ở Vũ Hán tối 23-1 sau lệnh phong tỏa giao thông ở thành phố này. Ảnh: Twitter.

Hạnh Tâm

Theo Washington Post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM tổ chức Đại lễ Vesak 2025 với 2.700 người tham...

0
(SGTT)  - Thông tin từ đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam, từ ngày 6-5 đến 8-5, tại Học viện Phật giáo Việt...

Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

0
(SGTT) - Chính phủ vừa phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, đặt mục tiêu đến năm 2030 sản lượng điện đạt hơn...

124 đội tranh tài tại vòng chung kết Hội thi Đầu...

0
(SGTT) - Sau 60 phút trổ tài đầu bếp bởi hàng trăm thí sinh là học sinh phổ thông trên địa bàn TPHCM, vòng...

TPHCM tạm ngưng đào đường, vỉa hè dịp lễ 30-4 và...

0
(SGTT) - TPHCM sẽ tạm ngưng thi công các công trình có tổ chức đào đường, vỉa hè từ ngày 29-4 đến hết ngày...

Lượng khách đến các điểm văn hóa, lịch sử tại TPHCM...

0
(SGTT) -  Các điểm tham quan văn hóa, lịch sử tại TPHCM đang thu hút một lượng khách tham quan trước dịp lễ 30-4....

Giá xăng giảm xuống mức 18.500 đồng/lít

0
(SGTT) - Từ 3 giờ chiều nay (10-4), Liên bộ Công Thương - Tài chính đã giảm giá bán lẻ với các mặt hàng...

Kết nối