Thứ tư, Tháng mười một 6, 2024

Đề xuất mở thêm buýt sông từ quận 1 qua quận 7 vì nhu cầu tăng

(SGTT) –Trước những tín hiệu lạc quan từ thị trường, Công ty TNHH Thường Nhật chủ đầu tư 2 tuyến buýt đường sông đang hoạt động tại TPHCM đã đề xuất thí điểm thêm 2 tuyến với tổng mức đầu tư 260 tỉ đồng.
Nhiều người dân chọn buýt đường sông để thư giãn, ngắm cảnh sau thời gian giãn cách dài.

Đi vào hoạt động từ năm 2017, đến nay các tuyến buýt sông đang hoạt động hiệu quả và thu hút đông đảo du khách tham quan, trải nghiệm.

Ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật, cho biết sau thời gian tuyến buýt sông số 1 đi vào hoạt động, nhà đầu tư đã đúc kết đủ năng lực và kinh nghiệm để đề xuất khai thác thêm 2 tuyến buýt sông trên địa bàn quận 7.

Theo đó, chủ đầu tư đề xuất thí điểm thêm 2 tuyến buýt sông từ quận 1 đi quận 7 gồm: Tuyến số 3 (Bạch Đằng - Mũi Đèn Đỏ) và số 4 (Bạch Đằng - Phú Mỹ Hưng).

Tuyến buýt sông số 3 dài 13km, từ bến Bạch Đằng theo sông Sài Gòn đến Mũi Đèn Đỏ, thời gian chạy khoảng 56 phút. Ngoài hai bến đầu và cuối, trên tuyến xây 9 bến cho khách lên xuống, trong đó 2 bến thuộc quận 7.

Tuyến số 4 dài hơn 13km, từ trung tâm thành phố theo sông Sài Gòn qua các kênh Tẻ, rạch Ông Lớn, Rạch Đỉa đến Phú Mỹ Hưng, thời gian tàu chạy khoảng một giờ. Tuyến này dự kiến làm 9 bến trên hành trình cùng 2 bến đầu và cuối, bao gồm 4 bến đi qua quận 7. Nhà đầu tư bố trí tàu 30 chỗ khi khai thác tuyến số 4 và 50 chỗ cho tuyến số 3 để phù hợp địa hình các tuyến sông, kênh, rạch.

Hiện nay, mỗi ngày có 12 chuyến phục vụ khách với 50% công suất/chuyến.

Theo ông Toàn, Công ty TNHH Thường Nhật đề xuất thí điểm 2 tuyến buýt đường sông này trong 5 năm, tổng kinh phí gần 260 tỉ đồng. Nhà đầu tư tự huy động vốn để đầu tư, khai thác và vận hành.

“Sau khi được chấp thuận, trong vòng 6 tháng chúng tôi sẽ chuẩn bị xong về bến bãi, tàu thuyền để có thể khai thác ngay. Sau đó, dựa trên tình hình thực tế về nhu cầu của người dân chúng tôi sẽ tính toán đến việc nâng thêm tần suất hoạt động”, ông Toản thông tin.

Du khách dễ dàng nhìn ngắm được nhiều công trình nổi tiếng khi đi buýt sông.

Trước đó, UBND quận 7 đã có văn bản gửi các sở ngành liên quan xem xét, chấp thuận bổ sung 2 tuyến nêu trên vào dự án theo đúng quy hoạch. Quận 7 đánh giá 2 tuyến vận chuyển hành khách công cộng bằng đường thủy phù hợp định hướng phát triển trên địa bàn quận.

Theo chủ đầu tư, trước khi dịch bùng phát năm 2020, mỗi ngày buýt sông của công ty chở gần 2.000 khách. Hiện nay, mỗi ngày có 12 chuyến phục vụ khách với 50% công suất/chuyến. Mỗi ngày có khoảng 300 lượt hành khách, trung bình mỗi chuyến có 25 hành khách.

Minh Hoàng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thiếu vé xe, vé tàu đi miền Trung trong dịp Tết. Ảnh: Minh Hoàng

Thiếu vé xe, vé tàu đi miền Trung trong dịp Tết

0
(SGTT) - Giá vé máy bay Tết được cho là tăng cao so với những năm trước, nên nhiều người chuyển sang lựa chọn tàu...

Sông Sài Gòn – động lực tăng trưởng xanh, bền vững...

0
(SGTT) - Sự phát triển trong tương lai của TPHCM cần lấy sông nước làm nền tảng, và đây là một nền tảng cốt...

TPHCM đầu tư gần 100 tỉ đồng cho các tiện ích...

0
(SGTT) - Tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) được đầu tư 263 điểm đón xe buýt và 5 bãi đậu xe...

TPHCM: chỉ 5% các tuyến buýt ở mức không hoàn thành...

0
(SGTT) - Theo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TPHCM, sau 6 tháng chấm điểm, các tuyến buýt trên địa bàn thành phố...

TPHCM nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch đường ven sông, trên...

0
TPHCM đang triển khai Đề án phát triển kinh tế ven sông Sài Gòn để khai thác hiệu quả giá trị sinh thái sông...

Đông Nam Á nỗ lực ‘xanh hóa’ giao thông công cộng

0
Thái Lan sẽ chuyển toàn bộ đội xe buýt công cộng và một phần xe tuktuk ở thủ đô Bangkok sang xe điện trong...

Kết nối