Thứ tư, Tháng tư 2, 2025

Dấu xưa – Hồn phố: Đến Huế thăm tháp đôi Liễu Cốc ngàn năm tuổi

(SGTT) - Tháp đôi Liễu Cốc là công trình đặc trưng của văn hóa Chăm Pa, ước khoảng 1.000 năm tuổi, tồn tại không còn nguyên vẹn và hiện tọa lạc tại thôn Bàu Tháp, xã Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tháp đôi Liễu Cốc là công trình đặc trưng của văn hóa Chăm Pa, ước khoảng 1.000 năm tuổi. Ảnh: Hoàng Lê

Theo Cổng TTĐT tỉnh Thừa Thiên Huế, nhìn vào bình đồ tháp Liễu Cốc, dễ nhận thấy hai tháp - một tháp lớn, một tháp nhỏ. Tháp lớn bao gồm chân móng vùi lấp dưới lòng đất, gạch. Bên trong tháp còn lưu giữ một đoạn vòm cuốn gạch của đỉnh tháp, đặc trưng kết cấu thể hiện trong các công trình kiến trúc Chăm Pa.

Tháp tồn tại không còn nguyên vẹn và hiện tọa lạc tại thôn Bàu Tháp, xã Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Hoàng Lê

Ở tường ngoài tháp có các khoảng tạo hình lõm, chia mặt chính tháp thành hệ thống bổ trụ. Nền tháp lát và bó vỉa bằng gạch, diện tích lòng tháp còn lại trên 9m².Tháp nhỏ có chất liệu và kỹ thuật xây dựng giống tháp lớn, lòng tháp còn lại khoảng 7,5m². Tháp Đôi Liễu Cốc được xây dựng gần nhau trên hai trục song song hướng Đông - Tây, lối vào tháp ở phía Đông.

Theo trang thông tin UBND thị xã Hương Trà, cạnh tháp có một ngôi miếu xây lên từ đời Thành Thái, được họ Nguyễn Văn tái tạo để thờ Bà Chúa Tháp, thường gọi là “Miếu Bà Cô xóm Tháp”.

Ảnh: Hoàng Lê

Thời gian gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các chuyên gia đang tiến hành khảo cổ di tích này và có nhiều phát hiện mới. Theo chuyên gia đến từ Bảo tàng Lịch sử quốc gia, với diện tích hơn 80m² thăm dò và khai quật, kết quả đã làm xuất lộ hoàn toàn dấu tích nền móng kiến trúc tháp Bắc.

Đồng thời, xác định được vị trí tháp cổng, hệ thống tường bao và đường đi nội bộ trong di tích, đồng thời đã đưa lên khỏi lòng đất một số loại hình di vật tiêu biểu.

Ảnh: Hoàng Lê

Năm 2018, UBND thị xã Hương Trà đã đầu tư xây dựng hệ thống hàng rào bảo vệ, vệ sinh cảnh quan của di tích.

Năm 2022, các đơn vị chức năng tiến hành đo đạc, định vị cắm mốc, khoanh vùng bảo vệ và lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích. Đến cuối năm 2023, tuyến đường bê tông từ quốc lộ 1A vào di tích cùng bãi đỗ xe đã được địa phương thi công hoàn thành.

Toàn cảnh tháp đôi Liễu Cốc nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Lê

Tháp Đôi Liễu Cốc được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp quốc gia vào ngày 20-7-1994.

Hoàng Lê

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lễ hội Điện Huệ Nam trở thành Di sản văn hóa...

0
(SGTT) – Sáng ngày 30-3, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế đã tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản...

A Lưới (Huế) ‘trẩy hội’ với nhiều hoạt động văn hóa,...

0
(SGTT) – Diễn ra trong hai ngày, 28 và 29-3, chủ yếu tại Làng Văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới...

Huế: Thông xe cầu Nguyễn Hoàng, nối hai làng Thủy Biều...

0
(SGTT) - Sáng 26-3, UBND thành phố Huế tổ chức Lễ thông xe cầu Nguyễn Hoàng bắc qua sông Hương, đúng dịp kỷ niệm...

Khai mạc Năm Du lịch quốc gia Huế 2025: Kinh đô...

0
(SGTT) - Tối 25-3, lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025 đã diễn ra bên bờ sông Hương, thành phố...

Giải đua ghe đầu tiên sau khi Huế trở thành thành...

0
(SGTT) - Sáng 22-3 tại sông Hương và sông Đông Ba (Khu vực Công viên Trịnh Công Sơn, phường Gia Hội, thành phố Huế)...

Khai mạc ngày hội Tinh hoa võ Việt lần thứ nhất...

0
(SGTT) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Huế (26-3-1975 – 26-3-2025) và hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia Huế 2025,...

Kết nối