Thứ sáu, Tháng Một 17, 2025

Đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030

(SGTT) - Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số nhằm đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực.
Bytes for Future là chương trình trang bị những công cụ và kỹ năng cần thiết cho học sinh Việt Nam hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên số. Ảnh: Keppel

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025, TTXVN đưa tin.

Mục tiêu của Kế hoạch là thúc đẩy phát triển kinh tế số nhằm đạt được các mục tiêu đề ra tại Quyết định số 411/QĐ-TTg ban hành năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Kế hoạch đưa ra bốn nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gồm phát triển kinh tế số ICT; phát triển dữ liệu số; phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực và quản trị số. Ngành công nghiệp công nghệ thông tin được đặt mục tiêu trở thành ngành công nghiệp nền tảng để thúc đẩy kinh tế số.

Việc phát triển dữ liệu số theo kế hoạch sẽ đẩy nhanh mức độ sẵn sàng của các bộ dữ liệu chất lượng cao và thúc đẩy lưu thông, chia sẻ, mở dữ liệu; thúc đẩy việc mở dữ liệu, tích hợp, tái sử dụng, lưu thông dữ liệu và cải thiện hiệu quả nhờ đổi mới sáng tạo dựa trên dữ liệu; nghiên cứu và triển khai thí điểm các kịch bản khai thác và sử dụng dữ liệu và phát triển các ứng dụng số...

Cũng theo kế hoạch, việc phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực bao gồm chuyển đổi số với trọng tâm là các doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng và tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Ưu tiên tập trung vào một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng lớn và dư địa phát triển kinh tế số gồm thương mại, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, du lịch, logistics.

Lĩnh vực quản trị số sẽ triển khai thí điểm ở các bộ, ngành, địa phương sau đó nhân rộng các nền tảng trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức trong xây dựng văn bản pháp luật, thực thi công vụ; hỗ trợ người dân về các vấn đề pháp lý và các trợ lý ảo khác; hoàn thiện mô hình điều hành dựa trên dữ liệu qua trung tâm điều hành thông minh (IOC) để phổ biến cho các địa phương.

Hiện tại, kinh tế số trong các ngành mới chiếm 40% tổng kinh tế số của Việt Nam, còn lại 60% thuộc về ngành công nghiệp thông tin và truyền thông.

Với mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030, các trọng tâm cần tập trung gồm hoàn thiện thể chế pháp luật, đầu tư vào hạ tầng số, ứng dụng công nghệ số vào các ngành kinh tế chủ lực, xây dựng thị trường dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư, phát triển nguồn nhân lực số.

Nguyên Tân

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nghiên cứu định danh người bán trên các sàn thương mại...

0
(SGTT) - Theo nghị quyết 09/NQ-CP của Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12-2024, Chính...

Thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị nền kinh tế...

0
(SGTT) - Theo Bộ Công Thương, tại Việt Nam, thương mại điện tử tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt...

Hơn 1,3 tỉ hóa đơn điện tử được khởi tạo từ...

0
(SGTT) - Tổng cục thuế cho biết, trong năm 2024, số lượng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đã vượt...

TPHCM đặt mục tiêu tăng trưởng trên 10% trong năm 2025

0
(SGTT) -  Sau 1 ngày làm việc, chiều 4-12, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố lần thứ 34, khóa 11 đã...

Kinh tế số đóng góp ra sao trong nền kinh tế

0
(SGTT) - Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế số ngày càng có vai...

Dự báo Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về kinh tế...

0
(SGTT) - Năm 2023, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất Đông Nam Á, trong đó, thanh toán số...

Kết nối