Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Dân dã nồi lẩu cù lao cho bữa trưa thứ Bảy

(SGTT) – Lẩu cù lao là món ăn phổ biến tại các tỉnh miền Tây sông nước. Tận dụng những nguyên liệu gần gũi, dễ tìm kiếm, món lẩu này còn có điểm nhấn ở nồi đựng.

Nếu có dịp ghé thăm các tỉnh, thành miền Tây, thực khách sẽ không quá xa lạ khi nghe đến lẩu cù lao. Như tên gọi, nồi đựng lẩu có tạo hình như các dải đất cù lao có mặt ở nhiều nơi miền Tây. Theo dòng chảy văn hóa ẩm thực, lẩu cù lao vươn đến các tỉnh, thành và ở TPHCM mọi người có thể bắt gặp các quán lẩu dùng nồi đựng kiểu này.

Theo đó, nồi đựng lẩu thường làm từ inox hay nhôm, có khay đựng hình tròn tựa thau và đặc biệt ở giữa có một lỗ hở hình trụ để cho than vào. Chính sự độc đáo này mà than lửa tỏa nhiệt làm món ăn chín đều, hương vị cũng vì thế mà trông ngon miệng hơn. Nếu trổ tài đầu bếp tại gia, mọi người có thể mua nồi lẩu này ở các trang thương mại điện tử hoặc ở các chợ truyền thống cũng có bán.

Tại TPHCM, lẩu cù lao có nhiều biến tấu khi có quán thì bán thịt heo, nơi bán thịt gà, thịt bò hay hải sản; còn lẩu cù lao đúng kiểu nấu của người miền Tây thì phải có nguyên liệu thập cẩm. Cụ thể, thập cẩm ở đây là chỉ những phần thực phẩm như da heo, thịt heo, tim heo, gan heo, chả cá thác lác, tàu hủ ky, thịt bằm cuốn bắp cải.

Phần nước dùng thì nhất định phải nấu từ xương ống heo để phần tủy từ xương tiết ra làm nước đậm vị, tuy nhiên, quán ăn chuẩn vị là khi thường xuyên hớt bọt để nước trong vắt. Kiểu ăn của người miền Tây cho món lẩu nói riêng hay các món nước nói chung là thường cho thêm tôm khô hoặc khô mực vào hầm cùng xương ống. Có khi thêm vào cà rốt, bắp cải, củ sắn để lấy độ ngọt thêm từ rau củ.

Trên tinh thần món ăn dân dã, rau ăn kèm lẩu cù lao là các loại rau dễ tìm mua ở các chợ như rau muống, rau mồng tơi, cải bẹ xanh, nấm… Hay như thức ăn kèm ngoài bún còn có mì vàng, mì gói hay cả cơm.

Cứ thế, kiểu ăn của lẩu cù lao là nồi lẩu ngập nước dùng, cho than đỏ lửa vào đến khi thấy nước lèo sôi thì cho thịt, rau, thức ăn kèm vào. Phần nào chín thì lấy phần đó ra và chấm với nước tương hoặc nước mắm mặn tùy thích.

Bữa trưa kỳ nghỉ lễ năm ngày đã gần đến, mời bạn đọc chọn món lẩu dân dã này để có bữa trưa vui vẻ, ấm cúng bên người thân, bạn bè.

Gia Hân tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những khác biệt giữa phở Hà Nội và phở Nam Định

0
Mới đây, hai món phở Hà Nội và phở Nam Định được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di...

Nhờ đâu ẩm thực Việt gây thương nhớ với du khách...

0
(SGTT) – Không chỉ là một phần quan trọng của văn hóa địa phương, ẩm thực Việt Nam còn là điều hấp dẫn đối...

Nguyên liệu làm món bún đậu mắm tôm chuẩn vị

0
Bún đậu mắm tôm là món ăn đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Hà Nội. Ngày nay, tại TPHCM, có nhiều quán ăn...

‘Đỏ lửa’ giữ gìn hương vị Việt

0
(SGTT) - Dù nằm giữa những con phố hiện đại và đông đúc, là điểm đến của nhiều khách phương Tây nhưng Spice Viet...

Biên tập viên SCMP gợi ý 9 món ăn nhất định...

0
(SGTT) - Trong chuyến công tác mới đây tại Hội An, cô Kylie Knott, biên tập viên tờ South China Morning Post (SCMP) của...

Hiểu hơn về bánh đa cua Hải Phòng – một trong...

0
(SGTT) - Mới đây, chuyên trang ẩm thực quốc tế - TasteAtlas - đã có phần giới thiệu về món bún đa cua Hải...

Kết nối