Thứ sáu, Tháng tư 18, 2025

Đặc sắc lễ hội Cầu ngư ở Đà Nẵng

(SGTT) - Ngày 10-2, lễ hội Cầu ngư quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng diễn ra với phần khai mạc chính và các trò chơi truyền thống mang đậm nét văn hóa của người dân miền biển. Đây là lễ hội văn hóa miền biển lớn và đặc sắc bậc nhất tại thành phố biển này.
Đối với đời sống cộng đồng miền biển, lễ hội cầu ngư là lễ trọng lớn nhất trong năm, vừa cầu mùa, cầu ngư, tế ngư thần, bày tỏ khát vọng một năm “trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang”. Ảnh: Ngọc Hà
Lễ hội Cầu ngư truyền thống Thanh Khê được tổ chức hằng năm, trở thành hoạt động văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của bà con cư dân, là sinh hoạt văn hoá, tinh thần không thể thiếu cùng với sự phát triển của quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Ảnh: Ngọc Hà
Như tên gọi, lễ hội Cầu ngư gắn với tín ngưỡng thờ cúng Thần Nam Hải lấy hình tượng cá Ông, vị thần biển hộ mệnh của ngư dân. Ảnh: Ngọc Hà
Năm nay, lễ hội Cầu ngư diễn ra trong ba ngày (từ ngày 8 đến 10-2) gồm các nghi lễ truyền thống và nhiều hoạt động hội. Ảnh: Ngọc Hà
Trước đó từ ngày 8-2, phần hội đã được tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn như trưng bày ẩm thực "Mâm hương vị biển", hát tuồng, hô hội bài chòi… Ảnh: Ngọc Hà
Trong ngày khai hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như đan lưới, gánh cá, ngoáy thúng, những môn thể thao vận động trên biển như biểu diễn dù lượn, mô tô lướt sóng, đua thuyền kayak. Ảnh: Ngọc Hà
Ông Nguyễn Hữu Công, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Khê, Trưởng ban tổ chức lễ hội, cho biết lễ hội Cầu ngư truyền thống trong những năm qua luôn nhận được sự quan tâm của Sở Văn hóa – Thể thao thành phố, các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương. Ảnh: Ngọc Hà
Việc bảo tồn và phát huy lễ hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần bảo tồn các giá trị vốn có như giá trị tâm linh, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật. Ảnh: Ngọc Hà
Quận Thanh Khê có chiều dài bờ biển hơn 4,3km, đời sống người dân gắn liền nền kinh tế biển lâu đời. Năm 2006, nhằm phát huy hoạt động lễ hội đúng hướng, lành mạnh, vừa văn minh, vừa bảo tồn bản sắc văn hoá địa phương, UBND quận và các phường ven biển Thanh Khê Tây, Thanh Khê Đông, Xuân Hà đã nâng tầm tổ chức lễ hội Cầu ngư lên cấp quận với quy mô, hình thức và nhiều hoạt động phong phú. Ảnh: Ngọc Hà

Ngọc Hà

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đà Nẵng phát triển du lịch y tế: còn nhiều ‘điểm...

0
(SGTT) - Đà Nẵng đang hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm du lịch y tế của khu vực, tận dụng tiềm năng...

Dấu xưa nơi làng cổ Cự Đà

0
(SGTT) - Làng cổ Cự Đà hình thành cách đây hơn 400 năm. Trải qua bao biến động thăng trầm, ngôi làng vẫn giữ...

Tour đặc biệt dành cho cựu chiến binh thăm lại TPHCM...

0
(SGTT) - Các cựu chiến binh sẽ có dịp thăm lại những địa danh lịch sử như Dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi,...

Lễ cầu mưa trên đỉnh Chư Tao Yang của người Jrai...

0
(SGTT) - Lễ cầu mưa “Yang Pơtao Apui” ở làng Plei Ơi, Gia Lai là nghi lễ của người Jrai, gắn liền với truyền...

Về Bắc Ninh ghé thăm đền Đô – nơi thờ 8...

0
(SGTT) - Đền Đô là một di tích lịch sử tọa lạc tại phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền...

Lễ hội đền Thánh Nguyễn là Di sản Văn hóa phi...

0
(SGTT) - Vừa qua, ngày 6-4, tại Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đền Thánh Nguyễn (xã Tiến Thắng, huyện Gia Viễn,...

Kết nối