Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024

Cứu sống bệnh nhi sơ sinh bị hoán vị đại động mạch

(SGTTO) – Ngày 26-12, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, cho biết nhiều liên chuyên khoa của bệnh viện đã phối hợp liên chuyên khoa chẩn đoán trước sinh, lên kế hoạch đón trẻ sơ sinh, can thiệp cấp cứu và phẫu thuật thành công trẻ sơ sinh 8 ngày tuổi bị hoán vị đại động mạch – một bệnh lý tim mạch bẩm sinh phức tạp và nguy hiểm.

Bé M.A được siêu âm kiểm tra tim mạch trước khi xuất viện. ẢNh N.P

Bé được phát hiện bệnh khi còn trong thai kỳ mới chỉ ở tuần thứ 22. Các bác sĩ khoa tim mạch chẩn đoán bé gái P.D.M.A (con của sản phụ) mắc bệnh hoán vị đại động mạch đơn thuần, phổi biệt trí bên phải – động mạch chủ của bé xuất phát từ tim phải, hoán đổi vị trí với động mạch phổi, khiến quá trình trộn lẫn oxy vào máu tại phổi không được diễn ra, như vậy máu đen (máu không có oxy) sẽ đi nuôi cơ thể dẫn đến cơ thể bị thiếu oxy, nguy hiểm đến tính mạng.

Sau nhiều lần hội chẩn giữa các chuyên khoa, đội ngũ bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM nhận định đây là một ca bệnh khó, cần phối hợp nhiều chuyên khoa điều trị và xây dựng quá trình theo dõi chặt chẽ từ trước khi sinh đến sau khi sinh.

TS BS. Trần Nhật Thăng – Trưởng Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y dược cho biết: “Đây là hiện tượng bất thường trong quá trình tạo hình tim của phôi thai, khiến động mạnh phổi và động mạch chủ “đổi chỗ” cho nhau. Sau khi xác định bé bị hoán vị đại động mạch, nhóm hội chẩn sản nhi quyết định mổ lấy thai chủ động khi thai kỳ được 38 tuần 5 ngày.

PGS TS BS. Lê Minh Khôi – Trưởng Đơn vị Hình ảnh tim mạch, cho biết mục tiêu điều trị đầu tiên là làm sao có trộn máu trong tim, để một phần máu đỏ có thể ra ngoài nuôi cơ thể, một phần máu đen được đưa lên phổi trao đổi khí nhằm duy trì sự sống cho em bé. May mắn, bé A. chào đời đủ cân theo tính toán (3,45 kg) một cách ngoạn mục.

Ngày 29-11-2019, bé A. được 8 ngày tuổi, ThS BS. Cao Đằng Khang – Phó Trưởng Khoa Phẫu thuật tim mạch, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cùng ê-kíp tiến hành phẫu thuật chuyển gốc động mạch cho bé thành công. Hiện bé đã được xuất viện về nhà, ăn uống và thần kinh, vận động… bình thường.

TS BS. Trần Nhật Thăng – Trưởng Khoa Phụ Sản Bệnh viện Đại học Y dược, khuyến cáo người dân nên tầm soát thai đầy đủ theo từng chu kỳ của thai nhi nhằm phát hiện sớm các nguy cơ, bệnh lý bẩm sinh. Khi phát hiện bất thường, sản phụ nên đến thăm, khám tại các Bệnh viện, Trung tâm có đủ máy móc, khả năng để chẩn đoán, tránh lãng phí thời gian vàng trong quá trình điều trị.

Như trong trường hợp này, sản phụ không xuất hiện bất kì triệu chứng bất thường nhưng thai nhi lại có. Nếu không được tầm soát và chẩn đoán sớm, cả mẹ và bé sẽ không được theo dõi sát sao, có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường.

Hoàng Nhung

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Các tiến bộ y khoa mới làm chậm tiến triển bệnh...

0
(SGTT) - Theo các bác sĩ, bệnh thận mạn thường không có triệu chứng điển hình ở giai đoạn sớm. Đến khi bệnh nặng...

Bác sĩ nước ngoài phải thạo tiếng Việt liệu có cần...

0
(SGTT) -  Đứng trước những hoạt động "lộng hành" tại các phòng khám tư nhân có yếu tố nước ngoài, vừa qua, ngành y...

Bệnh “thêm” khi phải chen chúc đi khám ở bệnh viện

0
Những ngày gần đây, lượng bệnh nhân đổ về khám, chữa bệnh tăng cao đã dẫn đến tình trạng quá tải tại một số...

Bệnh viện Đại học Y dược bắt tay Roche nhằm nâng...

0
(SGTT) - Ngày 13-7, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM và Roche Pharma Việt Nam đã tổ chức buổi ký kết bản ghi...

Người dân các tỉnh đổ xô đi khám bệnh tại TPHCM...

0
(SGTT) - Ngay sau kỳ nghỉ Tết lượng người dân đến khám bệnh tại các bệnh viện ở TPHCM tăng đột biến. Vì tình...

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM hợp tác với ví...

0
(SGTTO) - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TPHCM) ngày 10-10 đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược cùng Ví...

Kết nối