Thứ Sáu, Tháng 6 13, 2025

Công nhận thêm 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(SGTT) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc các địa phương An Giang, Hà Nội và Lào Cai. 

Nghệ thuật diễn tấu trống Chhay-dăm của người Khmer An Giang

Nghệ thuật diễn tấu trống Chhay-dăm là điệu múa truyền thống mang đậm bản sắc của người Khmer tại huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Ảnh: An Hiếu/Báo ảnh Dân tộc và Miền núi

Trống Chhay-dăm là loại trống bịt da một mặt, có thân làm bằng thân cau già đục rỗng. Tiếng trống sôi động kết hợp với các động tác múa khỏe khoắn, dứt khoát thường xuất hiện trong các lễ hội lớn của người Khmer như Tết Chol Chnam Thmay, lễ Dolta, Ok Om Bok…

Điệu múa và âm thanh trống Chhay-dăm không chỉ là biểu hiện nghệ thuật mà còn thể hiện tinh thần cộng đồng, sự vui khỏe, an lành của cư dân Khmer vùng biên giới.

Hội hát Chèo tàu Tổng Gối ở Đan Phượng, Hà Nội

Hội hát Chèo tàu Tổng Gối, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội là lễ hội độc đáo mang hình thức hát chèo thuyền trên cạn.

Ảnh: Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội

Các bài hát trong chèo tàu thường ca ngợi công đức của Thành hoàng làng, các vị anh hùng dân tộc, và lòng yêu quê hương đất nước. Tàu thuyền được mô phỏng trên sân đình, tạo nên không gian trình diễn độc đáo có một không hai. Hội chèo tàu là minh chứng sinh động cho sự sáng tạo trong sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân Xứ Đoài.

Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí ở Mường Khương, Lào Cai

Tại thôn bản của người Pa Dí ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, nghi lễ cúng rừng diễn ra hằng năm vào cuối tháng Giêng âm lịch, tại khu "rừng cấm" của cộng đồng. Đây là nghi lễ nhằm tri ân các vị thần rừng, thần cây, thần nước – những đấng thiêng liêng bảo trợ cho cuộc sống của cư dân bản địa.

Ảnh: Báo ảnh Dân tộc và Miền núi

Rừng thiêng trong đời sống người Pa Dí không chỉ là nơi linh thiêng mà còn là không gian giáo dục cộng đồng. Trẻ em Pa Dí từ nhỏ đã được dạy phải tôn trọng rừng, không chặt cây, bẻ cành. Nghi lễ cúng rừng vì vậy không chỉ mang giá trị tâm linh mà còn góp phần gìn giữ môi trường và truyền thống văn hóa cho thế hệ sau.

Nghề đan lát của người Tày ở xã Nghĩa Đô, Lào Cai

Nghề đan lát thủ công của người Tày xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một nghề truyền thống lâu đời, vừa được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Những sản phẩm từ nghề đan lát không chỉ phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày mà còn trở thành sản phẩm văn hóa tiêu biểu của người Tày.

Ảnh: Cổng Thông tin Đối ngoại Lào Cai

Từ những nguyên liệu tự nhiên như tre, nứa, giang… qua đôi tay khéo léo của phụ nữ Tày, các vật dụng như giỏ, nia, rổ… trở thành sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc, được sử dụng trong đời sống và du lịch cộng đồng.

Theo TTXVN

Đăng Huy

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hội Lim ở Bắc Ninh trở thành di sản văn hóa...

0
(SGTT) - Lễ hội truyền thống Hội Lim tại thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh vừa được Bộ Văn hóa, Thể...

Pháp lam – Lửa nung và di sản

0
(SGTT) - Chân dung người trẻ đang tự tái thiết một nghệ thuật cung đình thất truyền. Công nhận thêm 11 di sản văn...

Thăm Tư Lăng, nơi yên nghỉ của vị vua thứ 9...

0
(SGTT) - Cùng với các lăng Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định..., lăng Đồng Khánh hay còn gọi là Tư Lăng được mệnh danh...

Công nhận thêm 11 di sản văn hóa phi vật thể...

0
(SGTT) - Ngày 3-6, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định công bố Danh mục di sản văn...

Hát tuồng bội ở Quảng Bình là Di sản văn hóa...

0
(SGTT) - Vừa qua, ngày 17-4, xã Hưng Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản...

Nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa ở TPHCM là...

0
(SGTT) - Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM vừa qua ngày 30-3 đã tổ chức lễ công bố quyết định về việc nghệ...

Kết nối