Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Chính thức thành lập Quỹ vắc-xin phòng Covid-19

Quyết định thành lập Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký và ban hành ngày 26-5.

Theo KTSG Online, quỹ vắc-xin phòng Covid-19 sẽ tiếp nhận, quản lý, sử dụng các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, vắc-xin từ trong và ngoài nước theo quyết định của Chính phủ. Ngoài ra, quỹ cũng tiếp nhận các nguồn vốn hợp pháp khác để mua, nhập khẩu cũng như nghiên cứu, sản xuất và sử dụng vắc-xin Covid-19.

Về mục tiêu, hoạt động của quỹ sẽ không vì mục đích lợi nhuận. Nhưng Quỹ sẽ được sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi đem gửi tại các ngân hàng thương mại nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn, nhưng phải đảm bảo an toàn.

Để bảo đảm việc sử dụng vốn của Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 đúng mục đích, công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, Chính phủ quy định quỹ phải thực hiện chế độ báo cáo kế toán, quyết toán, công khai tài chính theo quy định của Luật Kế toán và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Cụ thể, quỹ có trách nhiệm thực hiện báo cáo tình hình thu, chi, quyết toán tài chính quỹ để tổng hợp chung nguồn lực báo cáo Chính phủ, Quốc hội trong các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, quỹ phải thực hiện công khai số tiền huy động, danh sách các tổ chức, cá nhân tài trợ, đóng góp, nội dung và số tiền đã chi, số dư quỹ còn lại (nếu có).

Bên cạnh đó, quỹ sẽ chịu sự giám sát của ban thường trực Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán về các hoạt động tài chính của các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính và Kiểm toán Nhà nước.

Về vai trò của các cơ quan nhà nước, Bộ Y tế chủ trì tổng hợp nhu cầu mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất và sử dụng vắc-xin Covid-19, trình Thủ tướng quyết định để Bộ Tài chính xuất chi quỹ.

Ngoài ra, Bộ Tài chính sẽ sử dụng cán bộ, công chức của mình tham gia hoạt động của quỹ theo chế độ kiêm nhiệm. Việc điều động, sử dụng nhân sự do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. Còn kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước chi trả.

Động thái của Chính phủ và các bộ, ngành được đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới.

Theo Bộ Tài chính, kinh phí mua vắc-xin là rất lớn nếu dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài. Ngoài ra, việc chỉ dựa vào nguồn chi ngân sách nhà nước sẽ khiến mục tiêu phòng dịch cho toàn dân khó thực hiện.

Về nguồn kinh phí để mua vắc-xin, ngân sách trung ương dự kiến bố trí khoảng 16.000 tỉ đồng, còn ngân sách địa phương dự kiến chi và huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức khoảng 9.200 tỉ đồng.

Số tiền này dự kiến được sử dụng cho hai mục đích: mua 150 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 với kinh phí dự kiến khoảng 21.000 tỉ đồng; vận chuyển, bảo quản, phân phối và tổ chức tiêm chủng cho khoảng 75 triệu người với kinh phí dự kiến khoảng 4.200 tỉ đồng, theo Bộ Y tế.

3 bệnh viện lớn đề xuất nhu cầu nhân lực khám, chữa bệnh cho bệnh nhân Covid-19

Tối 26-5, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn hỏa tốc số 555/KCB-NV gửi Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM về việc ước tính nhu cầu nhân lực để khám, chữa bệnh cho bệnh nhân Covid-19.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đã phối hợp với các chuyên gia, bệnh viện xây dựng danh mục nhu cầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao, thuốc thiết yếu, phương tiện phòng hộ cá nhân cho 3 khu vực điều trị Covid-19.

Thăm khám cho bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Bộ Y tế

Cụ thể là: Khu vực 1 (20 giường bệnh) điều trị cho 20 người bệnh không triệu chứng và nhẹ; khu vực 2 (20 giường bệnh) điều trị cho 20 người bệnh Covid-19 mức độ trung bình (viêm phổi mức độ trung bình) và khu vực 3 (20 giường bệnh) tại Khoa Hồi sức tích cực, điều trị cho 20 người bệnh nặng, nguy kịch.

Để các tỉnh, thành phố, các cơ sở khám, chữa bệnh chủ động điều phối, bố trí hợp lý nhân lực chuyên môn, bảo đảm công tác khám, chữa bệnh cho người bệnh Covid-19, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị Bệnh viện Bạch Mai khẩn trương nghiên cứu, đề xuất nhu cầu nhân lực và năng lực thực hiện dịch vụ kỹ thuật bảo đảm công tác khám, chữa bệnh hằng ngày cho người bệnh Covid-19 tại khu vực 3.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM khẩn trương nghiên cứu, đề xuất nhu cầu nhân lực bảo đảm công tác khám, chữa bệnh hằng ngày cho người bệnh Covid-19 tại khu vực 1 và khu vực 2.

Nội dung đề xuất nhu cầu nhân lực cho các khu vực điều trị Covid-19 của các bệnh viện gửi về Cục Quản lý khám, chữa bệnh chậm nhất 16:00 ngày 28-5-2021.

Hiệp Trần tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bộ Y tế đưa ra 5 tiêu chuẩn đánh giá chất...

0
(SGTT) - Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 35/2024/TT-BYT quy định tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện. Trong...

Bệnh viện TPHCM gặp khó trong mua sắm thuốc, thiết bị...

0
(SGTT) - Theo Sở Y tế TPHCM, các cơ sở y tế không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, thiết bị y tế...

Việt Nam bắt đầu tiêm vắc-xin sốt xuất huyết

0
Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa chính thức triển khai tiêm vắc-xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4...

Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ mở trung tâm thẩm...

0
(SGTT) – Sáng 31-5, nhân kỷ niệm 2 năm thành lập, bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ đã khai trương Trung tâm thẩm...

TPHCM: Bệnh viện chấn thương chỉnh hình xuống cấp nghiêm trọng,...

0
(SGTT) - Theo báo cáo của đại diện Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM vào đầu tháng 11, hiện bệnh viện này bị...

Nhiều bệnh viện lớn ở TPHCM bị mạo danh

0
Gần đây, một số bệnh viện lớn ở TPHCM liên tục đưa ra cảnh báo trước tìnhtrạng bị các cơ sở, phòng khám mạo danh...

Kết nối