Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024

Châu Âu kêu gọi Brazil hành động trước nạn phá rừng Amazon

(SGTTO) – Tám nước châu Âu đề nghị Brazil cần có những giải pháp, hành động thiết thực trước tình trạng tàn phá rừng Amazon hiện nay.

Nhóm Liên minh các Tuyên bố Amsterdam (ADP) gồm 7 nước Đức, Pháp, Đan Mạch, Ý, Na Uy, Anh và Hà Lan đã gửi một lá thư đến Phó Tổng thống Brazil Hamilton Mourão bày tỏ sự lo ngại về những bước “thụt lùi” trong bảo vệ môi trường, từ đó đe dọa đến nhu cầu trong việc cung cấp thực phẩm bền vững. Được biết, Bỉ cũng đã ký một lá thư với nội dung tương tự với tư cách cá nhân thay vì là một phần của liên minh này - tổng cộng 8 nước đã đề nghị Brazil cứu lấy Amazon.

Brazil cần có hành động thực tế hơn cùng những cam kết chính trị mới để có thể bảo vệ Amazon và người dân bản địa. Ảnh: sgerendask.com

Lá thư cho biết các quốc gia trân trọng những nỗ lực trước đó của Brazil. Tuy nhiên, đất nước Nam Mỹ này cần có hành động thực tế hơn cùng những cam kết chính trị mới để có thể bảo vệ Amazon và người dân bản địa ở khu vực này trong tương lai. Trong những năm gần đây, tình trạng phá rừng tại đây đã gia tăng đến mức báo động, kéo theo sự quan tâm, lo ngại của người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà đầu tư đến từ châu Âu.

Ông Mourão – người phụ trách các công tác bảo tồn tại Amazon – trả lời báo chí rằng lá thư là một phần trong chiến lược thương mại của các nước châu Âu. EU hiện đang trong quá trình hoàn tất thỏa thuận thương mại EU-MERCOSUR cho phép sự tự do thương mại giữa châu Âu và nhóm 5 nước Nam Mỹ.

Phó Tổng thống Brazil cũng cho biết quốc gia này sẽ có cuộc trò chuyện với đại sứ Đức và tổ chức cuộc gặp với các quốc gia khác cùng ký kết lá thư trong trường hợp cần thiết.

Trong những năm gần đây, tình trạng phá rừng đã gia tăng đến mức báo động. Ảnh: Thinkstock

Tuần trước, tổ chức Hòa Bình Xanh (Canada) đã giăng một biểu ngữ khổng lồ ngay trên trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussel (Bỉ) nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng đối với những “đóng góp” của châu Âu lên nạn phá rừng tại Brazil. Liên minh châu Âu chịu trách nhiệm cho 10% nạn phá rừng toàn cầu. Một báo cáo gần đây cho biết, 1/5 đậu nành và thịt bò nhập khẩu từ Brazil được sản xuất ngay tại khu vực phá rừng trái phép.

Sini Eräjää, nhà vận động nông lâm nghiệp của Hòa Bình Xanh châu Âu, nói: “Cháy rừng Amazon có thể diễn ra ở một nơi xa xôi nhưng chính châu Âu cũng đã thêm dầu vào lửa. Chỉ với việc mua thịt, đậu nành, thức ăn gia súc và nhiều sản phẩm khác đến từ khu vực phá rừng, châu Âu đã đồng lõa trong việc hủy hoại Amazon và nhiều khu vực sinh thái khác, dẫn đến sự biến đổi khí hậu và gia tăng nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm như Covid-19.”

Tổ chức Hòa Bình xanh đang kêu gọi EU đưa ra những điều luật mạnh mẽ để đảm bảo không có bất cứ sản phẩm nào được bán tại thị trường châu Âu sẽ góp phần thúc đẩy sự phá hoại sinh thái hoặc vi phạm nhân quyền. Tổ chức vận động môi trường này cũng đã đề nghi chính phủ châu Âu từ chối ký kết thỏa thuận thương mại EU – MERCOSUR vì họ tin rằng thỏa thuận này sẽ đẩy nhanh việc phá hoại rừng tại Amazon.

Nhóm Liên minh các Tuyên bố Amsterdam được thành lập vào năm 2015 sau Thỏa thuận chung Paris khi 24% việc thay đổi khí hậu là hậu quả trong việc sử dụng đất. Mục đích của nhóm liên minh này chính là cung cấp những sản phẩm bền vững, không gây ảnh hưởng đến việc phá rừng cho thị trường châu Âu.

Thuý An

Theo euronews.com

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hơn 50 quốc gia cam kết phát triển du lịch thân...

0
(SGTT) - Ngày 20-11, Liên Hiệp Quốc thông báo hơn 50 chính phủ đã ký tuyên bố chung thúc đẩy du lịch bền vững...

Rừng đang ‘chảy máu’

0
(SGTT) - Những năm qua, rất nhiều cây gỗ quý, cây lâu năm ở Việt Nam đã bị đốn hạ để phục vụ nhu...

Quảng Nam có ‘làng du lịch tốt nhất thế giới’

0
(SGTT) - Làng rau Trà Quế tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam vừa được vinh danh là một trong 55 làng du...

Bảo tồn đa dạng sinh học từ góc nhìn đề án...

0
(SGTT) - Sếu đầu đỏ từ lâu là biểu tượng của Vườn Quốc gia Tràm Chim nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung....

Làm gì để thực hành ESG trong du lịch?

0
(SGTT) – Song song với mục tiêu Net Zero, xu hướng áp dụng các tiêu chí ESG trong ngành du lịch đang ngày càng...

Bàn cách xác định ‘dấu chân’ carbon để hướng đến du...

0
(SGTT) – Xác định "dấu chân" carbon, phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan và đảm bảo lợi ích cho cộng đồng...

Kết nối