Thứ tư, Tháng mười một 6, 2024

Chăm sóc F0 cách ly tại nhà như thế nào?

(SGTT) - Ngoài thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe, thực hiện giãn cách, sát khuẩn để bảo đảm an toàn cho mình và những người xung quanh, thì điều quan trọng đối với các bệnh nhân F0 cách ly tại nhà là luôn giữ vững tinh thần lạc quan, tích cực để vượt qua dịch bệnh.
Người dân tại khu vực phong tỏa. Ảnh: Phùng My

Ngày 21-7, UBND TPHCM vừa ra quyết định về việc hướng dẫn phối hợp giữa y tế, địa phương và gia đình tổ chức cơ sở cách ly tập trung cho người nhiễm Covid-19 (F0).

Theo đó, với các trường hợp F0 không có triệu chứng lâm sàng, thời gian cách ly tập trung là 7 ngày nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 7 là âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30.

Trong trường hợp người bệnh dương tính với giá trị CT<30, nhân viên y tế sẽ thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 mỗi 2 ngày sau đó. Khi có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính, F0 sẽ cách ly theo dõi tại nhà theo quy định.

Với F0 mới phát hiện và không có triệu chứng lâm sàng, cơ quan y tế sẽ xem xét cách ly tại nhà nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR có giá trị CT ≥ 30 và hội đủ các điều kiện theo quy định của ngành y tế.

Vậy trong thời gian cách ly tại nhà, F0 và người nhà F0 cần lưu ý điều gì?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh

Trong buổi livestream trên trang cá nhân vào lúc 18:30 ngày 21-7 với chủ đề "Chăm sóc và tự chăm sóc F0 tại nhà hoặc khu cách ly", bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ học, nguyên Trưởng khoa Nhiễm- Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng I (TPHCM), đã chia sẻ những việc cần làm và cần lưu ý đến các bệnh nhân F0 và người thân trong khoảng thời gian cách ly tại nhà.

Đối với bệnh nhân F0

Đối với bệnh nhân F0 sau khi cách ly tập trung, được theo dõi tình trạng sức khỏe, và được cho về cách ly tại nhà, nên ở trong nhà, tuyệt đối không ra ngoài, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với người nhà ít nhất 2m.

Đối với người ở trong nhà một mình, không nhất thiết cần đeo khẩu trang, nhưng cần vệ sinh mỗi bề mặt được tiếp xúc, và môi trường sống để ngăn chặn virus lây lan.

Đối với F0 được chờ chuyển đi cách ly, điều đầu tiên cần làm là thật bình tĩnh. “Theo nghiên cứu khoa học, nếu không phải người thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ cao (người trẻ béo phì, người lớn tuổi, người có bệnh nền đang điều trị), có đến 95% sẽ khỏi bệnh sau 10 ngày”, bác sĩ Khanh chia sẻ.

Vì vậy, trong thời gian chờ được di chuyển, bệnh nhân vẫn sinh hoạt bình thường, chú ý tập thể dục, vệ sinh sạch sẽ chỗ ở, ăn uống dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, tuyệt đối không ra ngoài; phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với người nhà ít nhất 2m. Chú ý, dù không cảm thấy khó thở, hoặc bắt đầu khó thở, các bênh nhân cần tập thở.

“Phương pháp tập thở đơn giản nhất là thở bằng bụng, hít vô thật chậm, đến khi bụng phình lên rồi thở ra giống động tác thổi lửa tới lúc bụng nhỏ xuống lại. Mỗi ngày đều đặn từ 15-20 lần”, bác sĩ Khanh hướng dẫn.

Riêng đối với bệnh nhân nằm trong nhóm có nguy cơ cao như béo phì, có các bệnh lý nền về phổi, thận, gan… hoặc bệnh nhân trên 65 tuổi, cần báo ngay với các cơ quan y tế ngay để được theo dõi kịp thời.

Đối với người nhà chăm sóc F0

 

Theo trang yeucongngheso.vn

Người nhà bênh nhân nên lưu ý vệ sinh thật sạch sẽ trong ngoài nhà cửa, không gian sống phải thoáng đãng, không bí bách, đặc biệt là phòng vệ sinh. Chủ động đeo khẩu trang và sát khuẩn kỹ càng khi tiếp xúc với bệnh nhân. Khi mang đồ ăn cho bệnh nhân, nên đặt trên một cái bàn để bệnh nhân tới lấy, tránh tiếp xúc trực tiếp. Những vật dụng sau khi bệnh nhân sử dụng xong, người nhà nên đeo bao tay trước khi vệ sinh, cũng có thể ngâm thêm với chất tẩy rửa để diệt khuẩn. Nếu kỹ lưỡng hơn nữa, người nhà có thể cho bệnh nhân sử dụng các dụng cụ ăn uống, sinh hoạt dùng một lần.

Đối với các F0 được cách ly tại nhà, người nhà cần chú ý hàm lượng oxy trong cơ thể bệnh nhân, nếu dưới 95% thì phải báo ngay cho bác sĩ. Người nhà có thể chủ động theo dõi hàm lượng oxi qua các app theo dõi sức khỏe hoặc sử dụng máy đo nồng độ oxi kẹp ngón tay (nếu có), đồng thời thường xuyên nhắc bệnh nhân tập thở.

Đặc biệt, vào thời điểm này, luôn giữ trấn an tinh thần bệnh nhân, không để bệnh nhân rơi vào trạng thái tiêu cực, bi quan.

Người nhà bệnh nhân là đối tượng khả năng cao sẽ mắc Covid-19, nên ngoài việc lưu ý giữ khoảng cách, sát khuẩn, đeo khẩu trang, người nhà cũng cần tập thể dục, ăn uống đầy đủ để nâng cao đề kháng.

Phùng My ghi

Chuyên mục “Thắc mắc mùa dịch” của Sài Gòn Tiếp Thị sẽ là cầu nối để bác sĩ, chuyên gia y tế giải đáp các thắc mắc từ bạn đọc một cách nhanh chóng và chính xác. Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp hãy bình luận (comment) ngay dưới các bài viết thuộc chuyên mục này hoặc gửi mail về cho chúng tôi qua email admin@sgtiepthi.vn, hoặc gửi câu hỏi qua fanpage của báo.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cảnh báo tình trạng trục lợi bảo hiểm y tế

0
Theo báo cáo của ngành y tế, tình trạng bội chi quỹ khám chữa bệnh đang rất nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân...

Bản tin 360 độ sống khỏe: Nỗi lo “dịch chồng dịch”...

0
(SGTT) - Cùng với dịch Covid-19, các bệnh viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm mùa… vẫn đang diễn biến...

TPHCM: Các trường không quy định học sinh tiêm vắc-xin trước...

0
Theo ghi nhận tại các trường học ở TPHCM, hiện không có nhà trường nào yêu cầu bắt buộc học sinh tiêm vắc-xin ngừa...

Thiếu thuốc điều trị sốt xuất huyết, bệnh viện ‘khó kham...

0
Tại TPHCM, một số bệnh viện tuyến cuối về nhi khoa điều trị sốt xuất huyết đang lo ngại khó có thể kham nổi...

Mua molnupiravir tại nhà thuốc phải có đơn, trên mạng bán...

0
(SGTT) - Để mua thuốc molnupiravir tại các nhà thuốc, người dân phải đáp ứng một trong ba điều kiện là xuất trình giấy...

Xông hơi hỗ trợ điều trị Covid-19, chuyên gia cảnh báo...

0
(SGTT) - Những nồi xông thảo dược, tinh dầu là hình ảnh đang được chia sẻ ngày càng nhiều trên mạng xã hội trong...

Kết nối