Thứ bảy, Tháng tư 19, 2025

Cảnh báo về việc lừa đảo dùng công nghệ AI để mở tài khoản ngân hàng

Ngân hàng Hàng Hải (MSB) đã đưa ra cảnh báo về việc các nhóm lừa đảo dùng công nghệ deepfake để lừa đảo trên không gian mạng, chiếm đoạt tài khoản ngân hàng. Theo Bộ Công an, dấu hiệu để nhận biết các cuộc gọi mà có sử dụng công nghệ này là âm thanh, hình ảnh không rõ nét, thời lượng ngắn, TTXVN đưa tin.
Khách hàng tuyệt đối không nên chia sẻ hay công khai các thông tin nhạy cảm để tránh rơi vào cạm bẫy của các đối tượng lừa đảo. Ảnh: TL

Theo TTXVN, ngày 16-6, Ngân hàng Hàng Hải (MSB) phát đi thông báo về cảnh báo lừa đảo trên không gian mạng. Trong đó, các nhóm lừa đảo sử dụng công nghệ deepfake (giả hình ảnh và giọng nói) để giả mạo cán bộ cơ quan nhà nước như công an, cơ quan thuế, tòa án hoặc người quen của nạn nhân để gọi video call (cuộc gọi trực tiếp thấy bằng hình ảnh) với nạn nhân. Sau đó, những người này sẽ ghi lại video và sử dụng để mở tài khoản online (eKYC) tại các tổ chức tài chính, ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, hồi đầu tháng 6, nhiều ngân hàng khác cũng đã có khuyến cáo người dùng cần cảnh giác với các nhóm lừa đảo sử dụng tài khoản mạng xã hội như Facebook, Zalo và công nghệ deepfake để tạo ra các video giả mạo và lừa nạn nhân chuyển tiền.

TTXVN đưa tin, Bộ Công an cho biết, dấu hiệu để nhận biết các cuộc gọi mà có sử dụng công nghệ deepfake đó là âm thanh, hình ảnh không rõ nét, tín hiệu chập chờn, thời lượng ngắn. Ngoài ra, nội dung trả lời không trực tiếp vào câu hỏi của người nhận cuộc gọi hoặc không phù hợp với ngữ cảnh.

Đơn vị này đưa ra khuyến cáo là người dân hạn chế chia sẻ hình ảnh, video có giọng nói thật, thông tin lên mạng xã hội; cảnh giác với các cuộc gọi, tin nhắn hỏi vay mượn tiền; kiểm tra kỹ thông tin tài khoản nhận tiền bằng cách gọi điện trực tiếp vào số điện thoại của người liên hệ để xác minh.

Cũng theo bản tin này, các ngân hàng có khuyến cáo là người dùng nên cảnh giác với các yêu cầu thực hiện các hành động như nhìn thẳng, nhìn sang trái, nhìn lên, nhìn xuống từ các cuộc gọi giới thiệu là nhân viên của cơ quan nhà nước.

Các chuyên gia an ninh khuyến nghị, người dùng cần để ý kỹ đường dẫn (link) website ngân hàng vì nếu giả mạo thì trong tin nhắn luôn có thêm những ký tự khác so với tên miền của ngân hàng. Nếu nghi ngờ bị lừa đảo thì người dân nên liên hệ qua hotline 24/7 của các ngân hàng hoặc đến chi nhánh hoặc phòng giao dịch gần nhất để được hỗ trợ.

T.Đào

Theo Kinh tế Sài Gòn Online 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nhiều ngân hàng cảnh báo lừa đảo mở thẻ tín dụng

0
(SGTT) - Nhiều ngân hàng đã đưa ra cảnh báo về các chiêu thức lừa đảo liên quan đến mời chào mở thẻ tín...

Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên không...

0
(SGTT) - Theo Bộ Công Thương có hai nguy cơ khiến người dùng bị lừa đảo trên mạng là mã độc giám sát, đánh...

Khuyến cáo du khách về chiêu trò giảm giá, khuyến mại...

0
(SGTT) - Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, các đối tượng lừa đảo thường lập các website, fanpage giả mạo các cơ...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo mới: kiểm soát điện thoại...

0
(SGTT) - Một số kẻ gian cố tình nhập sai mật khẩu khiến tài khoản người dùng bị khóa, sau đó đóng vai nhân...

Cảnh giác với tiền giả trong dịp Tết

0
(SGTT) - Theo các cơ quan chức năng, Tết Nguyên đán là thời điểm người dân có nhu cầu chi tiêu, mua sắm và...

Đổi tiền mới qua mạng: coi chừng mất trắng

0
(SGTT) - Chỉ vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu đổi tiền mới để lì xì càng tăng...

Kết nối