Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024

Cần làm gì để bảo vệ nhãn hiệu và thương hiệu ở thị trường nước ngoài?

A.I

(SGTT) - Việc nhầm lẫn hoặc xem nhẹ sự khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu có thể dẫn đến tổn thất lớn về tài chính. Doanh nghiệp cần có chiến lược đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt là ở những thị trường xuất khẩu trọng điểm để giữ vững thương hiệu.

Đây là nội dung được  các chuyên gia về bản quyền, thương hiệu chia sẻ tại chương trình tập huấn có chủ đề “Xây dựng và phát triển dòng tiền từ thương hiệu” do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn phối hợp với Sở Công thương TPHCM tổ chức vào sáng ngày 19-12.

Đây là nội dung được  các chuyên gia về bản quyền, thương hiệu chia sẻ tại chương trình tập huấn có chủ đề “Xây dựng và phát triển dòng tiền từ thương hiệu” do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn phối hợp với Sở Công thương TPHCM tổ chức vào sáng ngày 19-12.

Đăng ký sớm ở nước ngoài để không bị mất nhãn hiệu

Theo ông Nguyễn Ngô Thành Danh, chuyên gia thương mại hóa bản quyền, nhãn hiệu và thương hiệu là hai khái niệm mà nhiều doanh nghiệp dễ bị nhầm lẫn nhất. Do đó, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm này. Đây không chỉ là hai tên gọi khác nhau, mà còn là hai đối tượng có vai trò khác nhau trong đời sống kinh doanh.

Việc nhầm lẫn hoặc xem nhẹ sự khác biệt này có thể dẫn đến những quyết định sai lầm và thiệt hại lớn về tài chính. Ngoài ra, việc hiểu sai có thể xây dựng chiến lược sai, gây lãng phí tài chính cho doanh nghiệp.

Cũng theo bà Nguyễn Ngọc Trâm, CEO phòng nghiên cứu sở hữu trí tuệ của Công ty Ipgeeklab tại Mỹ, nhãn hiệu và thương hiệu được xem như tài sản có giá trị, có thể được mua bán và chuyển nhượng. Để có thể mua bán nhãn hiệu, doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu để sở hữu độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể của mình tại Mỹ. Việc đăng ký này không chỉ giúp bảo vệ quyền sở hữu mà còn tăng cường giá trị thương hiệu trong mắt khách hàng và đối tác.

“Thương hiệu khác với nhãn hiệu nhưng cả hai đều có thể mua bán và là một phần không thể thiếu của nhau”, bà Trâm nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Ngọc Trâm, CEO phòng nghiên cứu sở hữu trí tuệ của Công ty Ipgeeklab tại Mỹ, chia sẻ tại buổi tập huấn.

Nói về cách phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu, ông Danh cho biết nhãn hiệu (trademark) là dấu hiệu phân biệt sản phẩm của các doanh nghiệp. Thương hiệu (brand) là tổng thể các yếu tố để nhận diện và cảm nhận về doanh nghiệp. Ví dụ, nhìn vào logo của hãng Vinamilk, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến các sản phẩm chất lượng, nguyên chất nhưng giá cả cạnh tranh. Đó là khẩu hiệu, thông điệp truyền thông mà doanh nghiệp xây dựng thương hiệu. Như vậy, thương hiệu có thể hiểu là khi nhìn vào các logo, khách hàng cảm nhận hàng hóa, hiện diện trong tâm trí như thế nào.

Để bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp phải đăng ký. Sau khi đăng ký, có thể bị giới hạn trong phạm vi dấu hiệu và sản phẩm đã đăng ký. Còn đối với thương hiệu, pháp luật không bảo hộ trực tiếp. Do đó, muốn xây dựng được thương hiệu, doanh nghiệp phải có nhãn hiệu được bảo hộ.

Ngoài ra, nhãn hiệu và tên thương mại cũng là cặp khái niệm dễ gây nhầm lẫn nhưng ảnh hưởng quá nhiều so với việc hiểu sai khái niệm nhãn hiệu và thương hiệu. Tên thương mại là tên của doanh nghiệp (tên chính thức hoặc tên viết tắt). Mục đích của tên thương mại là nhận diện bản thân doanh nghiệp giữa khác doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm, dùng để phân biệt sản phẩm.

“Nếu tên chỉ sử dụng trong bản thân doanh nghiệp, chỉ dùng trong xưng hô như “Tôi là doanh nghiệp ABC…” thì đó là tên thương mại. Khi dùng tên này gắn vào sản phẩm để người tiêu dùng nhận biết được công ty, đây là nhãn hiệu”, ông Danh nói.

Theo ông Nguyễn Ngô Thành Danh, chuyên gia thương mại hóa bản quyền, nhãn hiệu và thương hiệu là hai khái niệm mà nhiều doanh nghiệp dễ bị nhầm lẫn nhất.

Những năm qua, một số thương hiệu lớn của Việt Nam bị mất nhãn hiệu ở nước ngoài và việc đòi lại quyền sở hữu không hề dễ dàng. Theo ông Danh, nếu chưa đăng ký ở nước ngoài, một đơn vị khác có thể đăng ký trước và lấy nhãn hiệu của mình. Vì vậy, doanh nghiệp không thể sử dụng tên đó. Nếu tiếp tục bán sản phẩm, chính người đăng ký trước có thể quay ngược lại để cấm sử dụng tên đó. Dù là sản phẩm của doanh nghiệp nhưng không thể sử dụng tên của chính mình, thì không thể xây dựng bản sắc riêng của thương hiệu.

Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp nên thay đổi thói quen, phải đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt tại các thị trường mục tiêu. Khi đưa sản phẩm sang thị trường mới, trước khi đề xuất hợp tác với đối tác ở thị trường đó, doanh nghiệp tiến hành đăng ký bảo hộ.

Hai nguyên tắc xác lập quyền đối với nhãn hiệu

Có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, tranh tụng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, lao động, hợp đồng, luật sư Nguyễn Thái Hải Lâm, Văn phòng Luật sư Nguyễn & Trần, cho biết có hai nguyên tắc chính và quan trọng trong việc xác lập quyền đối với nhãn hiệu.

Thứ nhất là nguyên tắc lãnh thổ, bảo hộ nhãn hiệu chỉ có hiệu lực trong phạm vi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà nhãn hiệu đó đã xác lập quyền. Doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và được cấp bằng bảo hộ thì chỉ có hiệu lực tại Việt Nam. Trường hợp muốn được bảo hộ tại nước khác thì cần phải nộp đơn lại. Nhãn hiệu được Việt Nam chấp nhận bảo hộ, nhưng qua nước khác có thể bị từ chối.

Thứ hai là nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (first to file) và người sử dụng đầu tiên (first to use). Đối với nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, trong số những nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau và đủ điều kiện bảo hộ thì nhãn hiệu nào đăng ký trước sẽ được bảo hộ, đơn đăng ký sau sẽ bị từ chối. Nguyên tắc này dựa vào thời gian đăng ký để tính, được áp dụng tại các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Với nguyên tắc sử dụng đầu tiên, trong số những nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau và đủ điều kiện bảo hộ, thì nhãn hiệu nào được sử dụng trước trong thương mại sẽ được bảo hộ, người sử dụng sau sẽ bị từ chối. Nguyên tắc này dựa vào thời gian sử dụng để tính, được áp dụng tại các quốc gia như Mỹ, Úc, Canada.

Theo luật sư Nguyễn Thái Hải Lâm, Văn phòng Luật sư NGUYỄN & TRẦN, hai nguyên tắc chính và quan trọng trong việc xác lập quyền đối với nhãn hiệu là nguyên tắc lãnh thổ và nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, người sử dụng đầu tiên.

Để đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế, ông Lâm cho biết, doanh nghiệp có thể đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia. Ưu điểm của cách đăng ký này là cho phép điều chỉnh theo yêu cầu của pháp luật từng quốc gia, giảm nguy cơ bị từ chối do trùng hoặc tương tự nhãn hiệu. Tuy nhiên, cách đăng ký này cũng có nhược điểm là có thể gặp sự khác biệt về pháp luật, ngôn ngữ  và cần đến sự giám sát của luật sư, người đại diện sở hữu công nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng ký nhãn hiệu qua hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế Madrid. Dù có thủ tục đơn giản, tiết kiệm thời gian và thuận tiện khi mở rộng thị trường, nhưng đăng ký nhãn hiệu qua hệ thống Madrid cũng có một số nhược điểm. Cụ thể là hạn chế khả năng sửa đổi nhãn hiệu, hạn chế khả năng thêm hoặc chuyển nhóm hàng hóa, dịch vụ và hạn chế phạm vi chuyển nhượng.

Theo các chuyên gia, việc đăng ký bảo hộ thành công đối với nhãn hiệu hàng hóa sẽ tạo cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng để doanh nghiệp thực thi các quyền pháp lý liên quan đến việc sở hữu độc quyền nhãn hiệu này trên thị trường. Để phát triển bền vững, vấn đề sở hữu trí tuệ cần được coi trọng. Doanh nghiệp cần chủ động có chiến lược trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt là ở những thị trường xuất khẩu trọng điểm để giữ vững thương hiệu của doanh nghiệp.

Đưa hàng ra thế giới, tiền chảy về Việt Nam không hề dễ!

Ông Nguyễn Thành Trân, chuyên gia tài chính, ngân hàng và thuế, kiêm Giảng viên khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, chia sẻ các giải pháp để chuyển tiền bán hàng từ nước ngoài về Việt Nam.

Ông Nguyễn Thành Trân, chuyên gia tài chính, ngân hàng và thuế, kiêm Giảng viên khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, nhận định bán hàng không dễ, bán ở thị trường nước ngoài càng khó. Tuy nhiên, một khi bán được hàng, tiền chảy về Việt Nam cũng gặp không ít trở ngại. Chi phí tuân thủ pháp luật ở nước ngoài có thể cao. Tuy nhiên, các chuyên gia trong từng lĩnh vực có thể cung cấp các giải pháp hiệu quả để phù hợp với nguồn tiền của các công ty và đảm bảo tuân thủ.Các nền tảng thương mại đầy quyền lực, họ có thể thay đổi điều khoản dịch vụ với bất cứ lý do gì, bất cứ lúc nào mà không cần báo trước với nhà bán hàng. Chẳng hạn hàng của doanh nghiệp Việt Nam bán trên sàn Shopify, tiền bán hàng sẽ đổ về Shopify. Nền tảng yêu cầu cung cấp thông tin chủ tài khoản và có thể từ chối, hủy tài khoản vì bất cứ lý do gì. Shopify có thể thay đổi phí bất cứ lúc nào. Đặc biệt, bất cứ trở ngại nào cũng làm cho tiền bị treo. Có thể thấy rằng tiền của người bán nằm trong tay của Shopify và những sàn thương mại điện tử nước ngoài.

Minh Thảo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chinh phục thị trường Bắc Mỹ: Đừng tưởng bở!

0
(SGTT) - Thị trường Bắc Mỹ với tiềm năng lớn đang mở rộng cánh cửa đón chào hàng Việt. Tuy nhiên, để thành công,...

Vai trò của thương hiệu trong nền kinh tế hiện đại

0
(SGTT) - Trong kỷ nguyên số hiện nay, thương hiệu không chỉ là một cái tên, mà còn là một trải nghiệm toàn diện....

Khởi động Giải thưởng Thương hiệu Vàng TPHCM lần 5 –...

0
(SGTT) - Ngày 25-6 tới đây, Ban tổ chức giải thưởng “Thương hiệu Vàng TPHCM” lần 5 – năm 2024 sẽ ra mắt Hội...

Vượt sóng gió, đón ‘Thương hiệu vàng’

0
(SGTT) - Năm 2023 được đánh giá là nhiều khó khăn, nhưng kết quả cuối năm cho thấy chính quyền TPHCM cùng cộng đồng...

Lửa thử Thương Hiệu Vàng, gian nan thử sức doanh nghiệp

0
(SGTT) – Trong bối cảnh nền kinh tế đang bị tác động bởi khủng hoảng, mức độ phản ứng của doanh nghiệp với những...

Thương Hiệu Vàng TPHCM 2023 vinh danh 32 doanh nghiệp tiên...

0
(SGTT) - Với chủ đề “Đổi mới và Bền vững”, giải thưởng Thương Hiệu Vàng 2023 đã có nhiều đổi mới nhằm bảo đảm...

Kết nối