Thứ ba, Tháng mười một 5, 2024

Cách chăm sóc bàn tay khô và nứt nẻ tại nhà

(SGTT) - Tình trạng sức khỏe, thời tiết, thói quen sinh hoạt... là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng da tay khô, nứt nẻ. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng tay khô, bong tróc với những phương pháp đơn giản tại nhà. 

Nguyên nhân khiến da tay ngày càng khô và nứt nẻ

Thời tiết là nguyên nhân phổ biến gây khô tay ở hầu hết mọi người, chủ yếu xảy ra vào mùa khô. Vào những ngày thời tiết lạnh, độ ẩm trong không khí thấp, làn da sẽ bị mất độ ẩm khá lớn dẫn đến biểu hiện thường gặp nhất là khô da, da nứt nẻ và bong tróc.

Các yếu tố khác có thể làm cho bàn tay của bạn ngày càng thô ráp, bong tróc và khô, bao gồm tình trạng viêm da, dị ứng, tiếp xúc quá nhiều với nước, tiếp xúc với hóa chất và các chất kích thích khác do tính chất công việc hay thói quen sinh hoạt trong gia đình, rửa tay hoặc tắm thường xuyên, tất cả đều có thể “tước đi” các loại dầu tự nhiên và độ ẩm vốn có từ da của bạn. 

Tình trạng khô tay có thể xảy ra trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài tùy thuộc vào nguyên nhân gốc rễ. Trong hầu hết các trường hợp, chăm sóc tại nhà và tránh tác nhân gây hại có thể giúp phục hồi độ ẩm và nuôi dưỡng da tay của bạn.

Biện pháp khắc phục tại nhà cho bàn tay thô ráp và nứt nẻ

Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà dễ thực hiện để dưỡng ẩm, làm mềm và phục hồi bàn tay khô và nứt nẻ của bạn.

Dưỡng ẩm bằng dầu thực vật

Các loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu ô liu, dầu argan, dầu jojoba, dầu thầu dầu và các loại dầu khác có chứa vitamin E rất tốt để giữ ẩm và phục hồi làn da của bạn mà không gây kích ứng quá mức hoặc các tác dụng phụ khác.

Ảnh minh hoạ

Đặc tính chữa bệnh về da của chúng bắt nguồn từ hàm lượng phenolic phong phú, giúp hạn chế viêm và chống lại các gốc tự do. Những loại dầu trị liệu này cũng dễ dàng thâm nhập vào da để hydrat hóa nó ở mức độ sâu hơn và khóa ẩm bằng cách tạo thành một lớp màng bảo vệ trên da. Hơn nữa, dầu thực vật có nhiều chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng làn da nứt nẻ.

Cách sử dụng:

  1. Rửa tay bằng nước ấm và lau khô.
  2. Nhẹ nhàng xoa bóp với một vài giọt dầu thực vật trên tay của bạn.
  3. Thoa lại khi hiệu quả dưỡng ẩm bắt đầu biến mất hoặc sau khi rửa tay.

Sử dụng bột yến mạch

Trong nhiều thế kỷ, bột yến mạch keo đã được sử dụng trong y học dân gian như một phương thuốc bôi nhằm giải quyết các tình trạng da khác nhau, bao gồm da khô, chàm, ban đỏ, ngứa và bỏng.

Ảnh minh hoạ

Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu đã chứng minh các đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chữa lành da từ chiết xuất yến mạch keo có thể được sử dụng để điều trị khô tay. Bột yến mạch giúp giữ ẩm cho da, giảm thiểu tổn thương da do các gốc tự do gây ra và loại bỏ các tế bào da chết để nhường chỗ cho những tế bào mới.

Cách sử dụng:

  1. Trộn 2 muỗng canh bột yến mạch xay, 1/2 muỗng cà phê mật ong và một ít nước để tạo thành hỗn hợp sệt.
  2. Thoa hỗn hợp này lên tay, kết hợp chà xát nhẹ để kích thích lưu thông máu ở tay.
  3. Sau 10 phút, rửa sạch bằng nước ấm.

 Thoa gel nha đam

Nha đam là một thành phần phổ biến trong nhiều sản phẩm chăm sóc da do đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Nha đam có sẵn không cần kê đơn và có thể được bôi lên da như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên, an toàn.

Ảnh minh hoạ

Cách sử dụng:

  1. Nhẹ nhàng xoa bóp gel nha đam trên tay trong vài phút. Ngoài ra, bạn có thể trộn gel nha đam với mật ong để tạo thành hỗn hợp sệt và sau đó thoa lên da tay của bạn.
  2. Rửa sạch bằng nước ấm sau 10-15 phút.

Tẩy tế bào chết với đường hoặc gạo

Hạt đường hoặc hạt gạo xay chưa nấu chín đều được coi là chất mài mòn nhẹ. Do đó, chà đường hoặc gạo lên da được xem là một cách an toàn để loại bỏ da chết, bong tróc từ bàn tay khô mà không gây tổn thương hoặc kích ứng thêm. Phương pháp tẩy da chết nhẹ nhàng này giúp kích thích lưu thông máu và tái tạo da, để lại cảm giác mềm mại và mịn màng.

Ảnh minh hoạ

Cách sử dụng:

  1. Trộn đường hoặc gạo đã xay với mật ong để tạo thành hỗn hợp sệt.
  2. Thoa lên tay và nhẹ nhàng chà xát hỗn hợp theo chuyển động tròn trong vài phút để loại bỏ da chết, bong tróc.
  3. Rửa tay bằng nước ấm và thoa kem dưỡng ẩm cho tay.

Mẹo tự chăm sóc và các biện pháp phòng ngừa khô da tay

Giữ ẩm cho bàn tay

Hiện nay có đa dạng các loại kem dưỡng da tay phổ biến trên thị trường. Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho tay sau mỗi lần rửa để giúp phục hồi độ ẩm tự nhiên cho da.

Ảnh minh hoạ

Bảo vệ da

Ánh nắng mặt trời có thể làm khô da, gây bỏng và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Tất cả các vùng trên cơ thể cần được bảo vệ khỏi việc tiếp xúc kéo dài với tia cực tím (UV) và bàn tay cũng không ngoại lệ. Bảo vệ da tay bằng kem chống nắng chất lượng có thể giúp ngăn ánh nắng mặt trời làm khô da.

Thử phương pháp điều trị qua đêm

Những người có bàn tay cực kỳ khô có thể áp dụng phương pháp điều trị qua đêm. Để thực hiện, bạn cần thoa một lượng kem dưỡng ẩm dày lên da. Sau đó, bạn nên đeo găng tay để giữ kem dưỡng ẩm tiếp xúc với da, giúp lượng kem này được hấp thụ qua đêm.

Tránh xà phòng

Các hóa chất thường có trong xà phòng có thể gây khô tay. Bạn nên tránh rửa tay quá nhiều nếu có thể để tránh làm tay bị khô.

Không gãi tay

Cho dù tay bạn có ngứa đến đâu, cố gắng không gãi hoặc chà xát chúng vì nó sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng của bạn. Ma sát có thể làm tổn thương thêm làn da bong tróc và dễ dẫn đến nhiễm trùng.

Luôn đeo găng tay khi tiếp xúc hóa chất

Luôn đeo găng tay trong khi xử lý hóa chất, các sản phẩm có nguồn gốc hóa chất như chất tẩy rửa và xà phòng rửa chén, dầu mỡ và các chất kích thích khác. Ngoài ra, hãy bảo vệ bàn tay của bạn khỏi gió mùa lạnh bằng cách đeo găng tay trước khi ra ngoài.

Ảnh minh hoạ

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Những người có vấn đề về đường hô hấp thường sử dụng máy tạo độ ẩm để hỗ trợ việc hô hấp. Tuy nhiên, máy tạo độ ẩm còn có tác động lớn đến việc bảo vệ da khỏi bị khô khi ở trong môi trường khô hanh hoặc trong những tháng mùa đông.

Ảnh minh hoạ

Giảm căng thẳng

Đối với những người mắc bệnh chàm, căng thẳng có thể gây bùng phát hoặc làm nghiêm trọng bệnh. Giảm căng thẳng có thể giúp người mắc bệnh chàm tránh bị khô da ở tay và các vùng khác trên cơ thể.

Tránh dùng máy sấy khí nóng

Máy sấy khí nóng có xu hướng làm khô da. Tốt hơn hết bạn nên sử dụng khăn giấy khi có thể và vỗ nhẹ cho tay khô sau khi rửa.

Theo eMediHealth và Medical News Today

 

Tường Uyên

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những thứ có hại cho da không nên bôi lên mặt

0
(SGTT) - Chăm sóc da mặt đúng cách không chỉ mang lại làn da khỏe mạnh mà còn giúp ngăn ngừa các vấn đề...

Nguyên nhân hình thành và cách xoá tan mỡ bọng mắt...

0
(SGTT) - Theo thời gian, quá trình lão hóa làm giảm độ đàn hồi của các cơ, dẫn đến việc bọng mắt dưới có...

Hiểu hơn về liệu pháp chăm sóc da ‘mặt nạ LED’

0
(SGTT) - Mặt nạ LED dần trở thành một xu hướng trong chăm sóc da, được biết đến với công dụng giảm mụn, tăng...

Xông hơi mặt: Phương pháp chăm sóc da hiệu quả tại...

0
(SGTT) - Xông hơi mặt là phương pháp làm đẹp phổ biến hiện nay, mang lại nhiều lợi ích cho làn da và dễ...

Chăm sóc làn da trong 4 đêm với chu trình ‘skin...

0
(SGTT) - Skin cycling là quy trình chăm sóc da kéo dài 4 đêm, trong đó bạn sẽ luân phiên sử dụng các sản...

Hiểu đúng về collagen trong cơ thể

0
(SGTT) - Collagen là một loại protein dạng sợi, có cấu trúc thon dài và cứng, chiếm phần lớn trong các mô liên kết...

Kết nối