(SGTTO) - Tuy mỗi món có một hương vị riêng nhưng không ai có thể phủ nhận sự thanh mát, ấm nóng và bổ dưỡng của cháo hàu, cháo cá hay cháo mực.
Cháo sò huyết có cách chế biến khá đơn giản, song lại tốn thời gian ở khâu cạy vỏ, tách lấy thịt. Sau khi tách lấy thịt, bạn có thể cho sò huyết trực tiếp vào nồi cháo rồi tắt bếp hay xào riêng với các loại gia vị cho dậy mùi rồi mới cho vào cháo. Ảnh: Uyên LâmCháo bào ngư "sang chảnh" được giới thiệu tại một số nhà hàng ở Sài Gòn. Một phần cháo bào ngư có giá từ 200.000-500.000 đồng.Cháo sò điệp không phổ biến như các loại cháo hải sản khác, tuy nhiên, nhờ vị tươi ngon đặc trưng, món cháo này cũng được lòng nhiều người. Một phần cháo sò điệp có giá khoảng 80.000-90.000 đồng. Ảnh: Uyên LâmCách nấu cháo hàu nhanh nhất là dùng cơm nguội hay xay nhuyễn gạo bằng máy sinh tố rồi nấu thành cháo, khi cháo chín, bạn cho hàu vào nồi, cháo sôi lại là tắt bếp. Vì là cháo hải sản nên việc thêm một ít gừng sẽ khiến món ăn thêm thơm và ấm bụng hơn trong ngày mưa. Ảnh: Uyên Lâm.Cháo mực tại TPHCM có số lượng quán không ít. Trong đó, lâu năm và được nhớ nhiều là cháo mực Thanh Sơn (Nguyễn Đình Chiểu, quận 3) và cháo mực Phó Đức Chính (quận 1). Điểm chung của hai món cháo này là được nấu từ mực khô, khi thưởng thức có vị cay, ấm từ gừng. Cháo có vị thanh. Bạn có thể ăn đổi bữa hay ăn khi vừa mới bệnh dậy. Ảnh: Uyên LâmCháo tôm: Có khá nhiều cách chế biến để có một tô cháo tôm hấp dẫn, trong đó phổ biến nhất là làm sạch tôm, xào chín với hành phi, cho vào nấu cùng gạo hay nấu chín cháo và ăn cùng tôm kho hay rim. Với mỗi cách chế biến, món ăn này đều có vị ngon và độ thanh, dậy mùi nhất định. Ảnh: GuardianCháo cá lóc - món cháo dân dã của người miền Tây Nam Bộ - thanh mát, dễ làm và tươi ngon. Bạn có thể nấu cháo cá lóc theo hai cách - một là, luộc chín cá, vớt ra, cho gạo vào nấu cháo; hai là ninh xương thành nước dùng, cho gạo vào nấu thành cháo, còn cá xào hay hấp riêng. Phương pháp chế biến nào cũng mang đến cho bạn món cháo thơm mát, hấp dẫn. Ảnh: Uyên Lâm