Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Các địa phương không đàm phán trực tiếp mua vắc-xin Covid-19

“Vắc-xin là vấn đề đặc biệt nhạy cảm, Bộ Y tế phải là đầu mối điều phối thống nhất, không thể để xảy ra tình trạng các địa phương đàm phán trực tiếp với doanh nghiệp mua vắc-xin” - Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra sáng nay, 5-3.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu rõ, song song với việc mua vắc-xin ngừa Covid-19 từ nước ngoài, chúng ta phải tập trung nghiên cứu, sản xuất, chủ động nguồn vắc-xin trong nước. Đây là chiến lược lâu dài cùng với việc thực hiện nghiêm thông điệp “Vắc-xin + 5K”.

Lô 117.000 liều vắc-xin AstraZeneca đầu tiên được nhập về Việt Nam hôm 24-2. Ảnh: Bộ Y tế

Báo cáo về vắc-xin ngừa Covid-19, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết hiện nay, việc tiếp cận vắc-xin có nhiều khó khăn, đòi hỏi một quá trình lâu dài do nhu cầu lớn, nguồn cung của thế giới hạn chế. Trong khi đó, nhiều nước đăng ký mua gấp nhiều lần nhu cầu thực tế.

Ngay từ tháng 5-2020, Bộ Y tế đã bắt đầu đàm phán về vắc-xin, tuy nhiên việc đảm bảo đủ vắc-xin ngừa Covid-19 ngay rất khó khăn. Đây là những vắc-xin mới phát triển, chưa có nghiên cứu đủ lâu để khẳng định chất lượng, hiệu quả bảo vệ; chỉ có hiệu lực bảo vệ từ sáu tháng đến một năm (theo báo cáo của nhà sản xuất, đánh giá kiểm nghiệm lâm sàng).

Bộ trưởng Bộ Y tế giải thích, theo các nghiên cứu, vắc-xin Pfizer đạt hiệu quả trên 90%, hiệu quả mũi 1, mũi 2 của vắc-xin AstraZeneca lần lượt 76% và 81%... Như vậy vắc-xin không thể đảm bảo phòng dịch 100%, cần phải thực hiện nghiêm thông điệp “Vắc-xin + 5K”.

Về việc tiếp cận vắc-xin qua COVAX Facility, Bộ Y tế, Bộ Tài chính đăng ký và được phê duyệt, trở thành một trong 92 nước nằm trong danh sách các quốc gia được tài trợ vắc-xin giai đoạn đầu tiên.

COVAX Facility do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp với Chương trình tiêm chủng mở rộng (GAVI), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Liên minh đổi mới ứng phó dịch bệnh (CEPI)… xúc tiến, để cung cấp vắc-xin một cách công bằng cho các quốc gia đang phát triển.

COVAX Facility chủ yếu sử dụng vắc-xin AstraZeneca, cung ứng cho Việt Nam khoảng 5 triệu liều vào năm 2021, còn lại khoảng 25 triệu liều sẽ cung ứng vào năm 2022.

Cảnh báo lừa đảo trong vấn đề cung ứng vắc-xin ở trong nước, Bộ trưởng Y tế cho biết, việc các công ty khẳng định có thể cung ứng vắc-xin AstraZeneca là không đúng, bởi tất cả các vắc-xin hiện nay đều phải qua Bộ Y tế cấp phép.

Đối với 117.000 liều vắc-xin AstraZeneca đã về Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết ngày 3-3, Việt Nam đã có giấy kiểm định chất lượng lô xuất xưởng của Hàn Quốc và các cơ quan kiểm nghiệm độc lập.

Sau đó, Bộ Y tế đã giao cho các lực lượng kiểm nghiệm vắc-xin và khẳng định, đến nay đã đủ điều kiện tiêm cho người dân Việt Nam.

Cụ thể, những người trực tiếp tham gia vào quá trình điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại 18 cơ sở điều trị sẽ được tiêm đầu tiên, sau đó tiến hành tiêm cho các vùng dịch của 13 tỉnh, thành phố ghi nhận các ca mắc Covid-19 thời gian qua, đặc biệt là Hải Dương… Với những người được tiêm, Bộ Y tế đã thiết kế quá trình quản lý, theo dõi, giám sát bằng hồ sơ sức khỏe điện tử.

Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu việc triển khai tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 phải bảo đảm nguyên tắc "công bằng vắc-xin" của Liên hợp quốc, khẩn trương nhưng phải chắc chắn, đặc biệt, thông tin đầy đủ cho người dân, chuẩn bị sẵn sàng xử lý những vấn đề phát sinh khi thực hiện tiêm chủng.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam lưu ý, “trước đây, khi chưa có vắc-xin, chúng ta vẫn chống dịch tốt”. Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị, thời gian tới, các lực lượng cần chủ động phòng, chống dịch bệnh với "thông điệp 5K kết hợp với vũ khí mới là vắc-xin".

Từ ngày 6-3, Bộ Y tế sẽ tập huấn toàn tuyến trên toàn quốc liên quan đến việc hướng dẫn tiếp nhận, sử dụng, bảo quản, tiêm, xử lý tai biến sau tiêm.Dự kiến, ngày 8-3, những liều vắc-xin đầu tiên sẽ được tiêm theo Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ về mua và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19.

Song Nghi

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Việt Nam bắt đầu tiêm vắc-xin sốt xuất huyết

0
Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa chính thức triển khai tiêm vắc-xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4...

Viện Pasteur TPHCM hết sinh phẩm và vắc-xin dịch vụ, không...

0
Nhiều người dân đến Viện Pasteur TPHCM để tiêm các loại vắc-xin như HPV, cúm mùa, uốn ván… đều phải ra về vì nhân...

Cần Thơ xin không nhận 100.000 liều vắc-xin AstraZeneca vì vẫn...

0
UBND TP Cần Thơ vừa có văn bản gửi Bộ Y tế, Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương và Viện Pasteur TPHCM xin...

Mua 21,9 triệu liều vắc-xin của Pfizer cho trẻ em từ...

0
Chính phủ vừa đồng ý mua 21,9 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. TPHCM...

Bộ Y tế chấp thuận tiêm mũi 3 vắc-xin Moderna bằng...

0
(SGTT) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) chấp thuận đề nghị của nhà sản xuất vắc-xin Moderna, về việc người đã tiêm...

Việt Nam đã tiêm hơn 148 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19,...

0
(SGTT) - Theo cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, đến chiều ngày 29-12, cả nước đã tiêm hơn 148,1 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19....

Kết nối