Chủ Nhật, Tháng 7 27, 2025

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn phòng, kiểm soát lây nhiễm Covid-19 mới

A.I
Theo Bộ Y tế, mục tiêu công tác phòng, chống Covid-19 hiện nay là giám sát dịch tễ để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hạn chế lây nhiễm. Ngoài ra, trong văn bản hướng dẫn mới nhất, Bộ Y tế cũng nêu rõ các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Hiện nay, một số biến thể như NB. 1.8.1, LP.8.1 của Covid-19 đang lưu hành ở một số nước, có khả năng lây lan nhanh nhưng chưa gây bệnh nặng hơn hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả vắc xin. Bộ Y tế cho biết, WHO xếp các biến thể này vào nhóm "biến thể cần theo dõi".

Tại Việt Nam, mục tiêu công tác phòng, chống Covid-19 hiện nay là phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hạn chế lây nhiễm, bảo đảm an toàn trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thường quy.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế công cộng toàn cầu đối với Covid-19 từ tháng 5-2023. Tuy nhiên, WHO tiếp tục khuyến cáo các quốc gia duy trì các biện pháp phòng ngừa cơ bản và giám sát dịch tễ liên tục để kịp thời phát hiện các biến thể mới.

Trong văn bản hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành mới đây, Bộ Y tế nêu rõ SARS-CoV-2 lây truyền chủ yếu qua: Đường giọt bắn, từ dịch tiết đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, thở mạnh, lây lan trong khoảng cách gần (dưới 2 mét). Đường tiếp xúc, qua tay chạm bề mặt nhiễm dịch tiết chứa virus, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng. Đường không khí, qua hạt khí dung nhỏ lơ lửng trong không khí, đặc biệt trong môi trường kín, thông khí kém hoặc khi thực hiện thủ thuật tạo khí dung.

Hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ SARS-CoV-2 lây truyền chủ yếu qua đường giọt bắn, đường tiếp xúc và đường không khí

Về các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm, hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ cần phát hiện sớm và cách ly kịp thời. Bên cạnh đó, sàng lọc triệu chứng hô hấp và yếu tố dịch tễ tại phòng khám truyền nhiễm hoặc khu tiếp đón của Khoa Cấp cứu.

Trường hợp nhẹ, không biến chứng, không có bệnh nền thì hướng dẫn điều trị và cách ly tại nhà hoặc trạm y tế. Nếu phát hiện người nhiễm hoặc nghi mắc Covid-19 tại khoa lâm sàng, chuyển người bệnh vào buồng cách ly tạm thời của khoa để điều trị, tránh lây nhiễm cho người khác.

Chỉ định xét nghiệm nhanh hoặc RT-PCR đối với người bệnh có suy hô hấp cấp tiến triển chưa rõ nguyên nhân hoặc người có triệu chứng nghi mắc Covid-19 kèm theo bệnh lý nền thuộc nhóm nguy cơ cao diễn biến nặng.

Bộ Y tế cũng lưu ý, người bệnh có bệnh nền nặng, suy giảm miễn dịch, đang điều trị ung thư, lọc máu... điều trị tại khu riêng biệt (nếu có), hạn chế tiếp xúc, di chuyển, tuân thủ nghiêm ngặt về vệ sinh tay, hô hấp, sử dụng khẩu trang và vệ sinh cá nhân.

Theo Bộ Y tế, TTXVN

Nhã Lý

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp hơn so với...

0
Hiện nay dịch sốt xuất huyết diễn biến khá phức tạp so với trước đây. Nếu trước đây chu kỳ dịch bùng phát với...

Gần 23.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 5 ca...

0
(SGTT) - Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 22.974 trường hợp mắc sốt xuất huyết với 5 ca tử vong. Công...

TPHCM ghi nhận 2 trường hợp có bệnh nền tử vong...

0
Sở Y tế TPHCM thông tin, số ca mắc Covid-19 đang tăng nhanh, đa số do biến thể NB.1.8.1. Thành phố đã ghi nhận...

Bộ Y tế: Bệnh truyền nhiễm tăng tại các địa phương

0
(SGTT) - Trước nguy cơ gia tăng dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương...

Trước những diễn biến khó lường, TPHCM ứng phó với biến...

0
Sở Y tế TPHCM nhận định, biến chủng Omicron XEC không phải là biến chủng mới và đã được WHO xếp vào nhóm nguy...

Bộ Y tế yêu cầu chuẩn bị cơ sở cách ly,...

0
(SGTT) - Bộ Y tế đề nghị chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, khu vực cách ly, thiết bị, vật tư y...

Kết nối