Thứ bảy, Tháng hai 1, 2025

Bỏ hay không bỏ tết cổ truyền?

PHAN ANH - 

Một kỳ nghỉ tết đã qua, mọi người trở lại công việc thường ngày, nhưng trên mạng xã hội thì những chủ đề về tết vẫn được bàn thảo sôi nổi. Trong đó, hiện có hai quan điểm trái chiều, một là duy trì Tết Nguyên đán (Âm lịch), hai là bỏ luôn để phù hợp với hội nhập quốc tế.

Thực tế không phải ai cũng thích tết, có một số người không mong tết, thậm chí là sợ tết đến. Bởi chi phí cho tết là không ít, như chi phí cho việc đi lại, mua sắm, mừng tuổi... Rồi vì ai cũng hối hả về quê ăn tết nên đi lại khó khăn, các phương tiện giao thông trở nên quá tải, các hãng tàu, xe vì thế tăng giá, nhồi nhét người, tạo ra sự căng thẳng mỗi độ xuân về.

Thêm vào đó, tết làm cho không ít người mệt mỏi sau khi trở lại làm việc vì thức thâu đêm đánh bài, nhậu nhẹt. Tai nạn giao thông, đánh nhau tăng mạnh trong dịp tết cũng vì bia, rượu…

Và tết làm ảnh hưởng đến năng suất lao động của nhiều doanh nghiệp. Người Việt chưa đến tết đã có tâm lý nghỉ ngơi, bàn chuyện đi chơi, du lịch nên những lúc này công việc không còn hiệu quả. Và sau tết, chuyện vào lại cơ quan, công sở, nhà máy muộn vì tàu xe là khó tránh khỏi. Chưa kể khi vào làm lại có tâm lý đầu năm chỉ cần có mặt để chúc tụng, lì xì. Vậy là coi như tết không phải chỉ dừng ở vài ngày nghỉ, mà kéo dài cả tháng, nên thường kết quả kinh doanh quí 1 của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Nhưng trên thực tế, bỏ tết có nên hay không? Tôi lại nghĩ là không. Xét trên phương diện tổng thể về kinh tế, tết là thời điểm mà hàng hóa được tiêu thụ nhanh chóng, nhiều công ăn việc làm được tạo ra. Có những người làm ăn buôn bán quanh năm cũng chỉ chờ những ngày tết, bởi ngày thường thu nhập không bao nhiêu.

Tết còn mang lại cho chúng ta những ý nghĩa không thể cân, đo, đong, đếm được. Đó là dịp cho mọi người nhớ về ông bà, cha mẹ, tổ tiên (qua các hình thức tảo mộ, thờ cúng, chúc tết, mừng thọ...), gặp gỡ những người thân, bạn bè, đồng hương... Nhiều cuộc gặp gỡ thân tình, cảm động chỉ có thể diễn ra vào dịp tết khi mọi người quay về quê hương, xứ sở.

Vì vậy, theo tôi, thay vì bàn chuyện bỏ đi tết cổ truyền của dân tộc, chúng ta nên bàn đến chuyện nên “ăn tết” như thế nào để tận hưởng cái ấm áp, sum vầy của mùa đoàn viên, nhưng không quá sa đà vào bài bạc, nhậu nhẹt. Để khi quay trở về công việc, chúng ta ngay lập tức có thể hòa mình vào guồng máy để không ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM đặt mục tiêu đón tổng gần 55 triệu lượt khách...

0
(SGTT) - Trong 2025, TPHCM đặt mục tiêu đón khoảng 8,5 triệu lượt khách quốc tế, 45 triệu lượt khách nội địa, tổng thu...

Người dân trở lại TPHCM, sân bay Tân Sơn Nhất dự...

0
(SGTT) - Ngày 1-2 (tức mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), người dân bắt đầu quay trở lại TPHCM học tập, làm việc...

Lên Hà Giang khám phá ‘cung đường chữ M’

0
(SGTT) – Cung đường chữ M là một khúc cua quanh co hình chữ M, dài khoảng 3km, nối liền Yên Minh với Mèo...

TPHCM ước đạt khoảng 7.690 tỉ đồng doanh thu du lịch...

0
(SGTT) - Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, doanh thu du lịch TPHCM ước đạt khoảng 7.690 tỉ đồng, tăng 17,4% so với...

Ngày xuân nói chuyện Tết dưới góc nhìn ESG

0
(SGTT) - Nhân những ngày đầu xuân, chúng ta thử nhìn lại chuyện Tết dưới góc nhìn ESG để xem các hoạt động, ý...

Về Đồng Tháp, thăm làng nghề dệt choàng hơn 100 năm...

0
(SGTT) – Hơn một thế kỷ qua, làng nghề dệt khăn choàng ở xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp vẫn...

Kết nối