Thứ năm, Tháng mười một 28, 2024

Bí quyết chế biến thực phẩm hữu cơ

(SGTT) - Không có gì ngon miệng và tốt cho sức khỏe bằng thực phẩm hữu cơ. Chuyên gia ẩm thực Christina Pirello đã chỉ mọi người cách chế biến các thực phẩm hữu cơ từ thiên nhiên trong nhiều thập kỷ.

Cô đã trở thành một đầu bếp nổi tiếng chính nhờ bản thân cô đã chế biến các món ăn từ thực phẩm hữu cơ để tự mình chống lại căn bệnh bạch cầu. Cô chứng minh được rằng có mối tương quan trực tiếp giữa những gì chúng ta đưa vào cơ thể và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe. Các sản phẩm hữu cơ gồm ngũ cốc, trái cây, thịt cá và các thành phần khác được nuôi trồng không có chứa dư lượng thuốc trừ sâu và hóa chất tổng hợp, không chứa chất phụ gia, không có chất biến đổi gen và không được xử lý bằng phóng xạ.

Thực phẩm hữu cơ có nhiều chất dinh dưỡng có lợi, chẳng hạn như chất chống oxy hóa, ở những người bị dị ứng với thực phẩm, hóa chất hoặc chất bảo quản, các triệu chứng biến mất khi họ chỉ ăn thực phẩm hữu cơ. Thực phẩm hữu cơ thường tươi và nhiều vitamin hơn vì nó không chứa chất bảo quản. Động vật được nuôi hữu cơ không dùng kháng sinh, hormone tăng trưởng hoặc sản phẩm phụ cho ăn có thể làm vật nuôi tăng nguy cơ mắc bệnh như bệnh bò điên. Động vật được nuôi hữu cơ thường khỏe mạnh. Thịt và sữa hữu cơ giàu chất dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu của châu Âu năm 2016 cho thấy mức độ của một số chất dinh dưỡng trong thịt và sữa hữu cơ như acid béo omega-3, cao hơn 50% so với các sản phẩm thông thường. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi chúng ta ăn càng nhiều thực phẩm chế biến, cơ thể càng ít chất phytochemical và chất dinh dưỡng cần thiết. Quan trọng là với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu hoặc một số bệnh mãn tính.

Tuy nhiên cần chú ý khi chế biến để đảm bảo được các thành phần dinh dưỡng vẫn tồn tại trong các thực phẩm hữu cơ, Christina khuyên chúng ta nên sử dụng các phương pháp nấu ăn lành mạnh như dùng tươi, hấp, nướng, xay nghiền hoặc xào. Tránh chiên vì sẽ làm tăng thêm chất béo vào chế độ ăn uống.

1. Tươi

Tươi là tốt nhất. Thành phần hóa học của thực phẩm thay đổi hoàn toàn một vài giờ sau khi thu hoạch chỉ vì nó bị tách rời khỏi cây chủ. Thực phẩm tươi, cung cấp cho chúng ta nhiều chất dinh dưỡng và hương vị tối đa. Thực phẩm đông lạnh cũng có thể tốt. Hầu hết các chất dinh dưỡng được giữ lại trong thực phẩm đông lạnh tuy nhiên một số enzyme, màu sắc và hương vị sẽ biến mất. Các loại thực phẩm ít giòn hơn nhiều so với thực phẩm tươi vì cấu trúc tế bào bị phá hủy do kết tinh nước. Giữ một số rau xanh trong tủ lạnh để đảm bảo luôn có một món rau trong bữa tối. Các loại rau xanh như rau bina và cải xoăn là một số loại rau tốt nhất cho sức khỏe, chứa nhiều protein, vitamin và chất xơ. Món salad từ rau quả tươi gồm cải xoong, bắp cải, dưa chuột, rau diếp, rau mầm… hoặc có thể thêm các loại hạt và những loại quả mềm, như cà chua, đậu… Một chén các loại trái cây tươi hỗn hợp vào bữa sáng hoặc trưa là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe lành mạnh.

2. Sấy khô (nướng)

Nếu muốn ăn các loại chip mà không sợ ảnh hưởng tim mạch thì nên dùng cách sấy hoặc cho vào lò nướng. Tất cả các loại thịt cá gà cho đến rau củ quả được cắt nhỏ hoặc thái mỏng và chỉ cần trộn một ít dầu ô liu và ít muối vào chúng và trải mỏng trên khay sau đó cho vào lò ở khoảng 170 độ C. Khoai tây nướng rất tốt nhưng cần giữ lại lớp vỏ bên ngoài sau khi đã rửa sạch. Ăn vừa giòn ngon mà lại không bị ảnh hưởng bởi chất béo.

3. Xào

Xào có thể áp dụng để món ăn nóng, lành mạnh và nhanh chóng. Chế biến món thịt gà, đậu phụ và thịt bò xào. Rau xanh xào cũng đơn giản chỉ cần thật ít dầu thực vật trong chảo, thêm rau xanh xắt nhỏ và tí muối cho vừa ăn. Có thể thêm tỏi, hành hoặc hành tây trước khi thêm rau như bina, cải xoăn, củ cải.

4. Sinh tố

Xay rau củ quả ở dạng sinh tố là cách dễ dàng nhất và ngon miệng vì rất nhiều dinh dưỡng và xơ cùng một lúc. Cho dù đó là sinh tố giải độc gan, sinh tố trái cây theo mùa hoặc các loại sinh tố khác điều quan trọng là đảm bảo rằng luôn có sự kết hợp của trái cây, rau và protein. Có thể thêm nước hoặc sữa. Hạn chế đường và cảnh giác với các loại nước ép bên ngoài thường chứa nhiều đường và bột protein, một số trong đó đã bị phát hiện có hàm lượng độc tố cao như asen, cadmium và chì.

5. Lò vi sóng

Một ly bột yến mạch được cho vào lò vi sóng vào một buổi sáng mùa đông chính là một cách tuyệt vời để giữ năng lượng cho đến bữa trưa và cung cấp một nguồn chất xơ hòa tan tuyệt vời, giúp giảm mức cholesterol trong máu. Lò vi sóng cũng được dùng để làm chín thịt cá rau củ mà không bị mất chất dinh dưỡng. Bắp rang, đậu phộng cũng có thể được làm chín với lò vi sóng.

6. Hầm

Một nồi súp với các loại rau củ quả và thịt, tuy nhiên hãy đảm bảo tất cả rau củ quả đã được làm chín trong lò vi sóng trước khi chuyển vào nồi. Đun sôi thêm 15-20 phút sau đó có thể thưởng thức món ăn.

Ds Lê Kim Phụng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Run For Green – Những bước chạy đầu tiên đến không...

0
Ngày 15-10-2023 là ngày đầu tiên đánh dấu những bước chạy đến không gian xanh Green Valley City với giải chạy Run For Green...

Gặp cặp vợ chồng U50 thường hóa thân cô gái Hà...

0
(SGTT) - Ở tuổi trung niên, vợ chồng anh Nguyễn Đông Phương Trầm (53 tuổi), ngụ Q.Bình Thạnh, TPHCM vẫn giữ năng lượng dồi...

Chú khủng long trên đường chạy: “Tôi muốn kéo mọi người...

0
(SGTT) – Nổi bật trên đường chạy với hình ảnh chú khủng long màu cam, anh Trần Minh Trí tiết lộ muốn đem năng...

Nhân viên công sở hóa “người sắt” trong ba môn phối...

0
(SGTT) – Với đặc thù công việc hơn tám tiếng mỗi ngày, anh Trần Đình Minh Anh, 34 tuổi, là nhân viên văn phòng,...

Bác sĩ “Hà Chuối” mê chạy bộ: “Muốn giúp đỡ người...

0
(SGTT) – Yêu thích thể thao từ những năm cấp ba, anh Nguyễn Ngọc Hà hay được nhiều người biết đến biệt danh “Hà...

Gặp cô sinh viên Ngoại Thương trở thành HLV yoga quốc...

0
(SGTT) - Ở tuổi 21, Trịnh Thị Hoa Tiên hiện là sinh viên năm ba trường Đại học Ngoại thương TPHCM đã trở thành...

Kết nối