Thứ ba, Tháng mười hai 3, 2024

Bay trong nhà, trò chơi thời thượng

Linh Nguyễn -

Theo tờ Bloomberg, những người chơi bộ môn này đến từ nhiều ngành nghề như triệu phú, kỹ sư phần mềm, nhân viên truyền thông và phim ảnh. Chi phí cho một lần bay tập là 45 đô la Mỹ.

Môn-thể-thao-bay-trong-nhà-phát-triển-mạnh

Hiện Alna Metni 50 tuổi, đã cùng vợ của mình bán nhà và thuyền máy ở Austin sau đó định cư gần một vùng thả dù ở Eloy, Ariz để thỏa ước mơ bay lượn cũng như kinh doanh. Trước đó hàng chục năm, ngay khi kết hôn, Alan Metni muốn từ bỏ công việc luật sư của mình và chuyên tâm tập luyện để tạo ra một đội sky-diving (nhảy từ máy bay ra ngoài và biểu diễn rơi tự và sau đó bung dù) phi lợi nhuận của Mỹ. Sau đó, vào năm 26 tuổi, ông bị “ám ảnh” bởi môn thể thao này và dành toàn bộ thời gian rảnh của mình cho sky-diving và bỏ ra khoảng 20.000 đô la Mỹ/năm để tham gia sky-diving.

Ngày trước, Metni thức dậy lúc 4 giờ sáng, dành ra 2 giờ đồng hồ để tập những bài tập thể dục giúp hệ thống tim mạch khỏe mạnh, những bài tập giãn cơ và những bài tập trọng lượng cơ thể sau đó tiếp tục dành ra 8 giờ đồng hồ để bay lên trời và đáp xuống mặt đất 24 lần/ngày. Trong những tuần nghỉ, ông làm những công việc lặt vặt như luật sư tự do, thợ sửa xe hơi và huấn luyện viên sky-diving. Trong khi đó, vợ ông là bà Meryl, làm việc tại khu vực thả dù, tổ chức nhảy dù và kiểm soát không lưu.

Khi còn trẻ, lúc giành chức vô địch quốc gia và quốc tế trong vai trò là một thành viên của Airspeed, một đội sky-diving Mỹ gồm 8 người, Metni tình cờ thấy được một cơ hội kinh doanh: các đường ống gió thẳng đứng được thiết kế cho môn indoor sky diving (bay trong nhà). Tháng 9-1999, Metni đến Sebastian (Florida) để tham dự một cuộc thi mà sau đó đã bị hoãn vì bão. Trong khoảng thời gian rảnh rỗi đó, ông đã ghé thăm SkyVenture, một đường hầm trong nhà ở Orlando với luồng không khí nhanh và đủ nhịp nhàng để mô phỏng sự rơi tự do và ông đã rất ấn tượng với điều này. Sau đó, Metni đã đề nghị người xây dựng hệ thống này làm việc cùng ông ấy.

17 năm sau, Metni là CEO của IFly, công ty trước đó được biết đến với cái tên SkyVenture. Cùng với sự phát triển nhanh chóng, công ty hiện đang sở hữu hàng triệu đô la, nhượng quyền thương mại và có quyền cấp giấy phép cho nhiều đường ống gió ở 13 quốc gia. IFly cũng đã xây dựng hệ thống này cho quân đội Mỹ, Tây Ban Nha, Brazil, Ai Cập, Qatar, UAE.

Mặc dù những người lính và những vận động viên sky-diving chuyên nghiệp được huấn luyện trong những cột trụ bằng kính rộng 4,3 m và cao 13,7 m của Ifly nhưng 80% doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty đến từ những người mới tập bay. Họ thường trả cho công ty với mức giá 45 đô la/phút để trang bị mũ bảo hiểm và trang phục bay sau đó bay lên như những “siêu anh hùng. “Người bay sẽ có khả năng di chuyển với độ chính xác ở tốc độ cao, cảm giác như đang ở trong video game hoặc phim. Người bay chỉ cần lên, xuống, trái, phải, xoay. Người bay có thể bay ở độ cao trên 3 m, bắt tay người nào đó và bay lùi lại, cảm giác như đang bay trên bầu trời thực sự”, ông Metni nói.

Những người chơi bộ môn này đến từ nhiều ngành nghề như triệu phú, kỹ sư phần mềm, nhân viên truyền thông và phim ảnh. Một vài người bay kỳ cựu thường mua trước 150 giờ để có được mức giá rẻ hơn. Đối với những người có thu nhập thấp, họ thường mua trực tiếp từ các huấn luyện viên độc lập, những người thường mua các gói bay với số lượng lớn. Doug McKenzie, một ảo thuật gia nổi tiếng nghiện sky-diving thường bay 15 phút mỗi ngày.

Mặc dù có giá không hề rẻ nhưng indoor sky-diving vẫn rẻ hơn khi bay trên bầu trời thực (chi phí này có thể lên đến 400 đô la cho mỗi lần nhảy và thường chỉ kéo dài khoảng 1 phút trước khi đáp xuống bằng dù). Bay trong nhà cũng giúp cải thiện đáng kể các kỹ năng trong môn thể thao sky-diving như vũ đạo, tốc độ và độ chính xác. Trước đây, các vận động viên không được phép thi đấu nếu chưa đủ 18 tuổi nhưng hiện nay họ đã bắt đầu sử dụng các đường ống gió để huấn luyện trẻ em.

Các đường ống gió thẳng đứng, ban đầu được sử dụng cho nghiên cứu khí động lực vào năm 1940, khi NASA xây dựng một đường ống gió để thử nghiệm mô hình máy bay xoay tròn. Đến cuối những năm 70, các đường ống gió dành cho người bắt đầu xuất hiện nhưng hầu hết đều phát ra tiếng ồn vì sức gió không đều và có khuynh hướng đẩy người bay lên trên các tấm đệm xung quanh. Tuy nhiên, đường ống gió tại SkyVenture, một phát minh trí tuệ của một nhà thiết kế công viên giải trí ở Orlando có tên Bill Kitchen vào năm 1997 đã giải quyết được các vấn đề về luồng không khí và đảm bảo trải nghiệm an toàn hơn. Thiết kế này điều chỉnh tốc độ không khí dựa trên trọng lượng của người bay.

Sau khi trải nghiệm thử sáng chế của Kitchen, Metni đã đủ ấn tượng để bắt đầu tổ chức các buổi hội trại cho những người bay chuyên nghiệp. Vào năm 2002, Metni đã thuyết phục Kitchen bán công việc kinh doanh này cho ông và Kitchen không thể chối từ. Kitchen hiện đã 68 tuổi và vẫn bay tự do trong đường ống gió hàng tuần.

Metni sau đó đã bắt đầu xây dựng thêm các mô phỏng và cho phép nhượng quyền thương mại. Lợi nhuận đã tăng và công nghệ được cấp bằng sáng chế vì đã làm cho đường ống gió yên tĩnh hơn, tiết kiệm năng lượng hơn và không khí trong đường ống gió được kiểm soát tốt hơn. Khoảng một thập kỷ sau, Metni đã chấp nhận những khoản đầu tư từ các quỹ đầu tư và từ đó, IFly đã phát triển từ 12 nhân viên lên đến gần 1.000 người trên toàn thế giới.

Metni cho biết mục tiêu của iFly là thiết lập công nghệ này trên khắp thế giới và đảm bảo rằng tất cả những người từng mơ ước bay sẽ thực hiện được giấc mơ của họ.

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Xâm nhập mặn trên các cửa sông ở ĐBSCL bắt đầu...

0
(SGTT) - Bước vào tháng 12, xâm nhập mặn trên các cửa sông Cửu Long bắt đầu tăng dần, ranh mặn 4g/l vào sâu...

Lưu ý cho người kinh doanh bánh mì sau câu chuyện...

0
(SGTT) - Liên quan đến vụ ngộ độc tập thể (hơn 300 người) nghi do ăn bánh mì ở TP Vũng Tàu mới đây,...

Những công trình kiến trúc nổi bật trong đề cử ‘Top...

0
(SGTT) - Nhà thờ Ka Đơn (Lâm Đồng), nhà cổ Cai Cường (Vĩnh Long) hay chùa Tiêu Dao (Hà Nội)… là những công trình...

Cocoon Việt Nam đồng hành cùng trẻ em vùng cao qua...

0
(SGTT) - Thương hiệu mỹ phẩm thuần chay Cocoon và Trung tâm UNESCO Hợp tác Giáo dục và Văn hoá Việt Nam (UNESCO-CEP) mới...

Hàn Quốc kỳ vọng đón 600.000 du khách Việt trong năm...

0
(SGTT) – Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, lượng khách du lịch Việt Nam đến Hàn Quốc kỳ vọng...

Bắc bộ sắp đón thêm đợt không khí lạnh, khả năng...

0
(SGTT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khoảng từ ngày 5 đến ngày 6-12, Bắc bộ sẽ đón...

Kết nối