(SGTT) - Chuyển mùa, tiết trời mưa lạnh hoặc ẩm thấp là những thời điểm các cơn đau khớp xuất hiện thường xuyên và dữ dội. Triệu chứng đau khớp khi thay đổi thời tiết có biểu hiện rất đa dạng như các khớp đầu gối, cổ tay và ngón tay bị sưng đỏ, tê cứng và đau buốt…
- Bản tin 360 độ sống khỏe: Dịch Covid-19 tạm lắng, TPHCM lại đối mặt dịch sốt xuất huyết
- Bản tin 360 độ sống khỏe: Báo động trầm cảm tuổi học đường, cách giải tỏa áp lực bủa vây học trò
- Bản tin 360 độ sống khỏe: Nguy cơ tử vong trong 24 giờ, chuyên gia cảnh báo viêm não mô cầu vào mùa
Hiện nay, với kiểu thời tiết thất thường “sáng nắng chiều mưa” ở miền Nam khiến hầu hết người bệnh về xương khớp rất khổ sở vì các triệu chứng đau nhức, tê buốt, sưng tấy các khớp tay, chân và hạn chế cử động do cứng khớp. Đau tăng hơn khi tiết trời mưa lạnh, nhiệt độ hạ thấp.
Theo các bác sĩ, bệnh về xương khớp tái phát và âm ỉ kéo dài làm cho người mệt mỏi, xanh xao, mất ngủ, sút cân do ăn uống kém... nhất là đối với người cao tuổi, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút, không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây đau.
Vậy những nguyên nhân nào khiến bệnh cơ xương khớp phát triển và làm thế nào để đảm bảo hệ thống xương khớp khỏe mạnh trong thời điểm giao mùa; đặc biệt cần bổ sung các nhóm chất nào cho khớp để tránh tình trạng thoái hóa khớp tiến triển sớm.
Những thắc mắc này sẽ được TS. BS. Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM, sẽ giải đáp trong chuyên mục “Chuyện khó có chuyên gia” của Bản tin 360 độ sống khỏe.
Ngoài ra, những thông tin liên quan đến các ca bệnh sốt rét trên địa bàn TPHCM, việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi 3 và 4… là những nội dung nổi bật sẽ có trong phần điểm tin của bản tin.
Mời bạn đọc xem Bản tin 360 độ sống khỏe ngày 14-6 ngay dưới đây.
Minh Thảo