(SGTT) - Theo các bác sĩ, thời gian gần đây, độ tuổi mắc vấn đề về rối loạn tâm thần đang ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân là do kinh tế khó khăn, tình trạng mất việc làm, áp lực kiếm tiền trong xã hội… đã khiến nhiều người rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài và dễ xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực. Ngoài ra, một số người không biết rằng trong xã hội hiện đại ngày nay, tình trạng trầm cảm, lo âu kéo dài, mất ngủ triền miên... cũng là những dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến tâm thần.
- Bản tin 360 độ sống khỏe: Những điều cần biết về phương pháp ‘trữ đông trứng’
- Bản tin 360 độ sống khoẻ: Nguy hiểm tiềm ẩn khi tiêm tan mỡ để giảm béo
Theo Bộ Y tế, trong các bệnh không lây nhiễm, vấn đề rối loạn tâm thần đang rất phổ biến và có chiều hướng tăng. Tại nước ta, tỷ lệ mắc 10 loại rối loạn tâm thần thường gặp chiếm đến 14,9% dân số, nghĩa là có khoảng 15 triệu người. Phần lớn người bị rối loạn tâm thần là trầm cảm, lo âu chiếm tỷ lệ cao, còn lại là các rối loạn tâm thần khác như rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn tâm thần liên quan tới sử dụng rượu bia, ma túy. Tổ chức y tế thế giới cũng ước tính cứ 8 người thì có 1 người đang sống chung với rối loạn tâm thần, trong đó rối loạn lo âu và trầm cảm là phổ biến nhất.
Vậy những dấu hiệu nào nhận biết bản thân đang mắc rối loạn sức khoẻ tâm thần? Những sai lầm khi đi khám bệnh và khuyến cáo của bác sĩ để có một tinh thần khỏe mạnh là gì?.
Những nội dung này sẽ được bác sĩ, chuyên khoa 2 Trần Minh Khuyên, Trưởng khoa Tâm thể, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1 tại TPHCM, giải đáp trong chuyên mục “Chuyện khó có chuyên gia” của Bản tin 360 độ sống khỏe ngày 12-12. Mời quý vị cùng đón xem ngay sau đây.
Minh Thảo