(SGTT) – Theo các chuyên gia thể thao, một số môn thể thao gây áp lực nhiều lên khớp, có thể kể đến như nhảy dây, tennis, cử tạ, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ… Sau khi tập luyện, các khớp phải có thời gian để phục hồi. Nếu tập quá mức sẽ làm các cấu trúc trong khớp bị tổn thương, trong đó có sụn khớp và xương dưới sụn gây nên thoái hóa khớp.
- Bản tin 360 độ sống khoẻ: Thực hư công nghệ hút chì, thải độc trên da mặt tại các cơ sở làm đẹp
- Bản tin 360 độ sống khỏe: Tóc gãy rụng nhiều, có nên bổ sung biotin để khắc phục?
Từ lâu, việc tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ, tăng độ bền cho hệ cơ xương khớp. Tuy nhiên, hiện nay, do công việc bận rộn nên nhiều người đã tự lên mạng tìm kiếm và thực hiện theo hướng dẫn các bài tập thể dục tại nhà, thay vì đến phòng tập.
Theo các chuyên gia thể thao, việc tập luyện này có thể tiềm ẩn nguy cơ chấn thương, hư hại sụn khớp và gây viêm, thoái hóa khớp sớm ở những người trẻ tuổi. Ngoài ra, nhiều người mong muốn giảm cân nhanh nên đẩy mạnh cường độ luyện tập, vô tình tạo áp lực cho xương khớp và hệ lụy là gặp phải những tổn thương không mong muốn.
Vậy ngoài tình trạng thoái hóa khớp, khi tập luyện sai sách có thể gây ra những chấn thương nào khác? Làm thế nào để nhận biết được người tập thể thao thực hiện sai cách? Những sai lầm thường gặp nào khi tập luyện thể dục tại nhà làm tăng nguy cơ bệnh khớp? Những nội dung này sẽ được ông Nguyễn Hoàng Tùng Nghĩa, Huấn luận viên tại Trung tâm thể hình Blessed Gym Y Khoa (TPHCM), giải đáp trong chuyên mục “Chuyện khó có chuyên gia” của Bản tin 360 độ sống khỏe ngày 9-5. Mời quý vị cùng đón xem ngay sau đây.
Minh Thảo