Thứ sáu, Tháng mười một 15, 2024

Bán hàng qua livestream bùng nổ trên sàn Lazada

Sàn thương mại điện tử Lazada ghi nhận, việc livestream (phát video trực tiếp) của các chủ cửa hàng trên sàn này đã bùng nổ trong mùa dịch Covid-19 và nhờ đó bù đắp được phần doanh thu sụt giảm do dịch.

Chia sẻ tại buổi họp báo trực tuyến giới thiệu về Lễ hội mua sắm 9-9 diễn ra vào ngày hôm qua, (3-9), bà Trần Thanh Huyền, Giám đốc quản lý thương hiệu Lazada cho biết, việc livestream bán hàng trên Lazada đã bùng nổ trong mùa dịch Covid -19.

Số liệu ghi nhận trong một tháng của năm nay, cho thấy, lượt xem livestream đã tăng 21 lần và lượt người mua hàng qua livestream đã tăng 24 lần so với cùng kỳ tháng đó trong năm ngoái. Nhờ sử dụng công cụ này, nhiều người bán hàng đã gia tăng được lượng người theo dõi và doanh thu.

Ví dụ như gian hàng Vingo chuyên bán trang phục nữ. Ở thời điểm tháng 8-2020, gian hàng này đã có được 6.800 người theo dõi (followers) và số đơn hàng tăng gấp năm lần so với tháng 2. Đây là kết quả có được nhờ chủ cửa hàng kiên trì livestream trong thời gian dịch bệnh.

Bán hàng qua livestream được ghi nhận tăng mạnh trong mùa dịch Covid-19.

Tương tự, nhà bán hàng tai nghe Plextone nhờ bán hàng qua livestream mà số lượng người theo dõi tăng 5 lần và doanh thu tăng 10 lần chỉ trong ba tháng.

Theo bà Huyền, trong thời gian qua, sàn thương mại điện tử Lazada cũng đã tạo ra một “thế giới tích hợp” giữa giải trí và mua sắm - gọi là "shoppertainment", xu hướng đang bùng nổ tại Đông Nam Á.

Theo đó, người mua hàng có thể xem các chương trình ca nhạc trực tuyến, tham gia các khóa học về nấu ăn, chăm sóc nhà cửa hay tập yoga trên Lazada, vừa giải trí vừa mua sắm. Các nhà bán hàng thì livestream, tương tác với khách hàng và gia tăng doanh số.

Bên cạnh đó, sàn thương mại điện tử này còn xây dựng nền tảng Laztalent với việc tạo không gian cho những người trẻ livestream bán hàng, sáng tạo nội dung, giới thiệu hàng hóa cho các nhãn hàng… để có thu nhập.

Livestream là công cụ mà qua đó nhà bán hàng có thể phát trực tiếp các mặt hàng cho khách hàng trên ứng dụng Lazada, đồng thời giúp tăng lượt truy cập cũng như tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Vì sao độ nhận diện thương hiệu sản phẩm OCOP vẫn...

0
(SGTT) - Các sàn thương mại điện tử đang hỗ trợ người bán sản phẩm OCOP đẩy mạnh bán nông sản, cộng thêm vào...

ShopeePay bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử...

0
(SGTT) - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ShopeePay do không...

Vì sao Temu tới Việt Nam?

0
(SGTT) - Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ước đạt 14,7 tỉ đô la Mỹ trong năm 2024, trong đó, sản...

Temu và lỗ hổng quảng cáo

0
(SGTT) - Luật Quảng cáo hiện hành quy định rõ tại điều 20 về điều kiện quảng cáo: “Quảng cáo về hoạt động kinh...

Nhiều người Việt mua hàng online qua đề xuất của AI

0
(SGTT) - Có đến 88% người tham gia khảo sát ở Đông Nam Á gồm cả người Việt Nam đưa ra quyết định mua...

Nhà sản xuất nhỏ ‘liêu xiêu’ trước làn sóng hàng giá...

0
(SGTT) - Các cơ sở gia công sản xuất tiêu dùng trong nước ngày càng bị đuối sức và “thoi thóp” trước làn sóng...

Kết nối