Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Thực tế ảo đi vào thể thao

HOÀNG XUÂN PHƯƠNG -

Ứng dụng thực tế ảo (vitual reality) đã đi vào thể thao, mà ban đầu là nhằm tăng cường năng lực cho vận động viên trong việc rèn luyện kỹ năng, thực hành và nắm bắt chiến thuật.

Ứng dụng thực tế ảo cho phép vận động viên xuất hiện trên màn hình như một người thật trên sân bóng hay sàn thi đấu, quan sát đối thủ thật, đồng đội thật, khán giả thật và từ đó vận động viên tự lượng sức mình để đưa ra những quyết định dứt khoát và đúng lúc. Thực tế ảo không chỉ giúp cho vận động viên “nhìn thấy và quyết định” mà nó còn giúp cho cặp mắt, đôi tai, khuôn mặt, cử chỉ và cơ bắp của họ vận động để thực hiện những quyết định một cách tối ưu, cho dù họ không thực sự hiện diện trên sân đấu lúc đó. Người ta gọi đó là tác động “nhúng”, vì thế khi vận động viên xem cũng là lúc họ tập luyện.

Ứng dụng thực tế ảo đang được đưa vào chương trình luyện tập của các đội thể thao.
Ứng dụng thực tế ảo đang được đưa vào chương trình luyện tập của các đội thể thao.

Việc tập luyện bằng thực tế ảo được Cơ quan Hàng không và Không gian (NASA) áp dụng cho các phi hành gia suốt 20 năm nay trong các phòng kính với đủ loại trang bị phức tạp. Nhưng nay, một số liên đoàn thể thao đang âm thầm áp dụng, nhờ vào các loại kính thực tế ảo và phần mềm ứng dụng dành riêng cho từng môn đấu, thậm chí cho từng trận đấu.

Đi đầu trong công khai tập luyện bằng công nghệ thực tế ảo là ba đội bóng bầu dục Dallas Cowboys, Tampa Bay Buccaneers và New England Patriot (Mỹ). Các trường đại học Mỹ như Vanderbilt, Dartmouth, Clemson, Arkansas, Auburn, và Stanford cũng cho biết họ đang nhúng công nghệ thực tế ảo vào các môn thể thao. Trong khi đó, các đội bóng nổi tiếng không để lộ các phương pháp tập luyện mới này, nhưng kết quả họ trình diễn trên sân cỏ lại không thể dấu giếm.

EON Sports là công ty cung cấp nhiều phần mềm ứng dụng thực tế ảo cho các giải đấu chuyên nghiệp và cho rèn luyện thể thao thông thường ở các trường trung học và đại học. Người sáng lập EON Sports năm 2005 là Brendan Reilly, lúc đó là sinh viên trợ lý huấn luyện cho đội bóng bầu dục của trường Đại học Kansas, Mỹ.

Lúc đầu, EON Sports chỉ cung cấp những đoạn quay thực tế ảo 360 độ cho những câu lạc bộ. Đến năm 2009, khi Reilly chuyển đến làm trợ lý tại Illinois State, huấn luyện viên trưởng của đội, Tim Jankovich, đưa toàn bộ nội dung thực tế ảo vào chương trình huấn luyện. Năm 2013, ứng dụng thực tế ảo EON Reality chính thức xuất hiện và tháng 2 năm sau được triển khai cho các trường học.

Ứng dụng EON Reality cho phép cầu thủ quan sát toàn bộ sân thi đấu thật với cả 22 con người thật. Một khi cầu thủ chú ý vào một điểm nào đó thì bộ thiết bị Sidekiq mang trên đầu sẽ phân tích ngay động tác của người cầm bóng hay người đón bóng để giúp cầu thủ đưa ra ngay quyết định phải làm gì. Quá trình này lâu dần trở thành một thứ phản xạ kịp thời. Tương tự với EON Reality còn có ứng dụng Strivr vừa ra mắt năm nay, của Derek Belch.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Vinh danh những nhà tiếp thị xuất sắc giúp nâng tầm...

0
(SGTT) - Giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024 tôn vinh các nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia marketing, nhà quản trị chiến...

Mới lạ bánh cuốn Cao Bằng, dùng nước hầm xương thay...

0
(SGTT) - Dù chỉ mới mở bán thời gian gần đây nhưng quán ăn Thủy ở quận 7 lại thu hút sự quan tâm...

Phát động cuộc thi thiết kế áo bà ba lần đầu...

0
(SGTT) - Nhằm lan toả nét đẹp văn hoá trong trang phục áo bà ba của dân tộc đến với thế hệ trẻ, dự...

Chỉ 10% người tiêu dùng thực hiện tuyên bố của họ...

0
(SGTT) - Có 72% người tiêu dùng Việt được khảo sát nói sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm thân thiện môi trường,...

Huế công bố 54 sản phẩm du lịch ấn tượng năm...

0
(SGTT) - Sau 4 tháng triển khai, chương trình bình chọn "Top 9 sản phẩm du lịch ấn tượng Huế" năm 2024 đã tìm...

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng theo giá vàng thế...

0
(SGTT) - Sáng nay (22-11), giá vàng trong nước tiếp tục tăng giá, trong khi đó giá vàng thế giới chạm mức cao nhất...

Kết nối