Thứ bảy, Tháng mười một 30, 2024

8 lợi ích cho sức khỏe từ tỏi

(SGTTO) - "Hãy để thức ăn là thuốc, và thuốc phải là thức ăn", Hippocrates - ông tổ ngành y học phương Tây đã nói. Trên thực tế, ông đã sử dụng tỏi để kê toa điều trị cho một số căn bệnh.

Theo đó, khoa học hiện đại gần đây đã xác nhận những tác dụng có lợi cho sức khỏe của tỏi. Sau đây là 8 lợi ích đã được khoa học chứng minh.

Chứa các hợp chất có đặc tính dược liệu

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hầu hết các lợi ích sức khỏe của tỏi là do các hợp chất lưu huỳnh được hình thành khi một tép tỏi được băm nhỏ, nghiền nát hoặc nhai. Hợp chất này được gọi là allicin, hợp chất tạo nên mùi đặc trưng của tỏi. Tuy nhiên, allicin là một hợp chất không ổn định, chỉ tồn tại một thời gian ngắn trong tỏi tươi sau khi nó bị cắt hoặc nghiền nát.

Các hợp chất khác trong tỏi cũng đóng vai trò trong việc mang lại lợi ích sức khỏe bao gồm diallyl disulfide và s-allyl cysteine . Các hợp chất lưu huỳnh từ tỏi đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa và đi khắp cơ thể, từ đó phát huy tác dụng sinh học có lợi với cơ thể con người.

Bổ dưỡng nhưng có rất ít calo

Tỏi là một loại thực phẩm chứa nhiều thành phần bổ dưỡng. Cụ thể, trong một tép tỏi tươi (khoảng 3g) sẽ chứa khoảng 2% giá trị hàng ngày (DV) mangan, 2% DV vitamin B6, 1% DV vitamin C, 1% DV selen, 0,6g chất xơ và nhiều khoáng chất khác như canxi, đồng, kali, phốt pho, sắt và vitamin B1… Tuy nhiên, lượng calo trong một tép tỏi tươi chỉ có khoảng 4,5 calo.

Phòng chống bệnh tật, bao gồm cả cảm lạnh thông thường

Việc bổ sung tỏi hằng ngày sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn. Một nghiên cứu quy mô lớn kéo dài 12 tuần cho thấy bổ sung tỏi hằng ngày giúp giảm 63% nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh. Thời gian kéo dài trung bình của các triệu chứng cảm lạnh cũng giảm 70% (từ 5 ngày trong nhóm sử dụng giả dược xuống chỉ còn 1,5 ngày trong nhóm bổ sung tỏi).

Giúp giảm huyết áp

Huyết áp cao, hay tăng huyết áp, là một trong những tác nhân quan trọng nhất gây ra tình trạng đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Các nghiên cứu y học đã phát hiện ra việc bổ sung tỏi hằng ngày có tác động đáng kể trong việc giảm huyết áp ở những người bị huyết áp cao.

Trong một nghiên cứu, chiết xuất tỏi ở liều lượng 600 - 1.500mg tỏi già cũng có hiệu quả tương đương với thuốc Atenolol, một loại thuốc làm giảm huyết áp trong khoảng thời gian 24 tuần. Để có được những hiệu quả tích cực, bạn cần phải bổ sung tỏi với lượng khá lớn, khoảng bốn tép tỏi mỗi ngày.

Cải thiện mức cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Tỏi có thể làm giảm tổng lượng cholesterol và nồng độ cholesterol xấu (LDL). Đối với những người có hàm lượng cholesterol cao, việc bổ sung tỏi có thể làm giảm khoảng 10-15% tổng lượng cholesterol hoặc cholesterol LDL. Tỏi chỉ có tác động làm giảm cholesterol xấu LDL, chứ không hề làm thay đổi lượng cholesterol tốt. Lưu ý, tỏi không làm giảm nồng độ mỡ máu, một yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh tim.

Ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ

Tỏi có chứa chất chống oxy hóa, có thể hỗ trợ bảo vệ cơ thể chống lại những thiệt hại do bị oxy hóa. Bổ sung tỏi liều cao đã được chứng minh là không những có thể giúp tăng các enzyme chống oxy hóa ở người, mà còn giảm đáng kể căng thẳng oxy hóa ở những người bị huyết áp cao.

Các tác động kết hợp trong việc giảm cholesterol và huyết áp, cũng như các đặc tính chống oxy hóa, có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh phổ biến về não như bệnh mất trí nhớ.

Giúp bạn sống lâu hơn

Tác dụng của tỏi đối với tuổi thọ con người về cơ bản thì không thể chứng minh ở người. Nhưng với những tác động có lợi của các yếu tố nguy cơ quan trọng như huyết áp, việc sử dụng tỏi có thể giúp bạn sống lâu hơn. Thực tế cho thấy, tỏi có thể chống lại bệnh truyền nhiễm, nguyên nhân phổ biến gây tử vong, đặc biệt là ở người già hoặc những người bị rối loạn chức năng miễn dịch.

Cải thiện sức khỏe xương

Mặc dù không có thử nghiệm trên người xác định ảnh hưởng của tỏi đối với tình trạng mất xương, nhưng các nghiên cứu trên động vật gặm nhấm đã chỉ ra rằng, nó có thể giảm thiểu sự mất xương bằng cách tăng hoạt chất estrogen ở nữ giới.

Một nghiên cứu ở phụ nữ mãn kinh cho thấy, mỗi ngày ăn hai tép tỏi khô (tương đương 2g tỏi sống) giúp giảm đáng kể dấu hiệu thiếu hụt estrogen. Điều này cho thấy tỏi có thể có tác dụng có lợi đối với sức khỏe của xương ở phụ nữ. Các thực phẩm như tỏi và hành tây cũng đã được chứng minh là có thể có tác dụng tốt đối với bệnh viêm xương khớp.

Tâm Anh

Theo Healthline

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thắc mắc mùa dịch: Uống nước chanh sả gừng mỗi ngày...

0
(SGTT) - Gần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện nhiều bài viết chia sẻ về công thức nấu nước chanh, sả, gừng...

Những lợi ích sức khỏe không nên bỏ qua từ nấm

0
(SGTTO) - Nấm là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần. Ngoài việc được...

Những loại trà lạnh vừa giải nhiệt lại giúp giảm viêm

0
(SGTTO) - Trong những ngày thời tiết oi bức, nhu cầu nạp nước cho cơ thể sẽ trở nên nhiều hơn. Ngoài việc uống...

Ăn nhiều trứng vịt muối có hại không?

0
(SGTTO) - Trứng vịt muối được nhiều người yêu thích nhờ vị mặn, bùi đậm đà, dễ ăn. Đây cũng là nguyên liệu được...

Những điều ít người biết về sự khác biệt của trái...

0
(SGTTO) - Độ chín thường mang lại màu sắc và hương vị hấp dẫn cho các loại trái cây. Nếu bạn thưởng thức cùng...

Ăn đúng thực phẩm để kiểm soát chứng trào ngược

0
(SGTTO) - Thực phẩm bạn ăn sẽ ảnh hưởng đến lượng axit mà dạ dày tạo ra. Do đó, ăn đúng loại thực phẩm...

Kết nối