Thứ năm, Tháng mười hai 5, 2024

[Cập nhật] – Diễn biến của dịch viêm phổi cấp do virus corona nCoV-2019

  • Theo Time, công ty Moderna Therapeutics của Mỹ đã tạo ra được vắc xin ngừa Covid-19. Lô vắc-xin đầu tiên của Moderna Therapeutics đã được gửi đến Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIAID) và quá trình thử nghiệm trên người có thể bắt đầu ngay từ tháng 4-2020.Báo South China Morning Post cho biết nhiều tín đồ của Tân Thiên Địa từng tổ chức các cuộc họp mặt ở Vũ Hán, Trung Quốc. Cho đến tháng 12-2019, họ mới dừng các hoạt động khi nhận thấy nhiều ca nhiễm bệnh Covid. Giáo phái Tân Thiên Địa này cho đến nay có liên quan tới hơn một nửa trong số hơn 1.000 ca nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc.

    Tối 26-2, Sky News đưa tin một phụ nữ Hy Lạp, 38 tuổi, từng tới miền bắc Ý đã được xác định nhiễm Covid-19 và là trường hợp nhiễm đầu tiên ở Hy Lạp.

    Hãng tin Reuters đưa tin ca dương tính với Covid-19 đầu tiên ở Brazil là một người đàn ông 61 tuổi, vừa ở Ý về. Đây cũng là ca nhiễm đầu tiên ở Nam Mỹ.

Brazil chính thức xác nhận ca nhiễm đầu tiên, là một phụ nữ mới từ Ý trở về. Ảnh: MercoPress.
  • Tình hình dịch bệnh ở Hàn Quốc và Trung Đông tiếp tục diễn biến căng thẳng. Theo AFP, Hàn Quốc ghi nhận thêm 284 ca nhiễm mới trong ngày hôm nay, đưa tổng số ca nhiễm ở nước này lên 1.261 ca, trong đó 12 ca đã tử vong.

    Theo Daily Mail, Iran cũng vừa xác nhận có thêm 44 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, ngoài ra có thêm 3 ca tử vong. Như vậy đến nay tổng số ca nhiễm ở nước này là 139, trong đó 19 ca tử vong. Kuwait cũng thông báo ghi nhận thêm 6 ca nhiễm mới, tất cả đều là công dân Kuwait. Như vậy đến nay Kuwait đã có 18 ca nhiễm chỉ sau 3 ngày.

  • Theo Reuters, lần lượt Thứ trưởng Bộ Y tế Iran Iraj Harirchi đến nghị sĩ Mahmoud Sadeghi đều dương tính với virus corona chủng mới. Reuters cũng đưa tin Tây Ban Nha đã có ca nhiễm virus corona thứ 4 và là ca nhiễm đầu tiên trên lãnh thổ đất liền. Ba ca nhiễm trước đó là các du khách đến từ Đức, Ý và Anh tại đảo Canary và đảo Mallorca.Tại Áo, hãng tin Reuters dẫn lời tỉnh trưởng Tyrol Guenther Platter cho biết bệnh nhân đầu tiên ở nước này là 2 người Ý, có thể đã nhiễm bệnh ở vùng Lombardy. Croatia cũng đã có bệnh nhân đầu tiên nhiễm Covid-19.
Áo và Croatia đã có những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên. Ảnh: DW.
  • Trang Newshub (New Zealand) dẫn lại Nhân dân Nhật báo ngày 22-2 của Trung Quốc, ghi nhận trường hợp đã tự bình phục sau khi nhiễm Covid-19 mà không cần thuốc là một bé sơ sinh 17 ngày tuổi tên Xiao Xiao.
  • Hãng thông tấn Yonhap chiều 25-2 đưa tin Hàn Quốc xác nhận thêm 84 ca nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm bệnh ở nước này lên 977 người. Nước này cũng có thêm một trường hợp tử vong, là một bệnh nhân nam đến từ Mông Cổ để ghép gan nhưng không may nhiễm virus.
  • Trong khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tại Trung Quốc đang có chiều hướng thuyên giảm số ca nhiễm mới thì tại một số nước trên thế giới lại gia tăng mạnh. Ngày 25-2, CNN đưa tin Mỹ ghi nhận 14 trường hợp nhiễm chủng mới của virus corona (Covid-19), ngoài 39 trường hợp nằm trong số những người được đưa về nước từ du thuyền Diamond Princess và thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.
Đội ngũ y tế Iran đang tiến hành kiểm tra dòng người ở biên giới Iran-Iraq trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở Trung Đông. Ảnh: AFP.
  • Thông tin từ Yonhap cho thấy Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm tiếp tục tăng mạnh từ 833 người tính đến hết ngày 23-2 lên 893 người tính đến hết ngày 24-2.Theo tờ Fontana Press, Italy cũng chịu chung cảnh ngộ khi số người nhiễm tăng từ 9 người ngày 22-2 lên 200 người ngày 23-2 và nay đã đạt đến 229 người. Trong đó, đã có đến 7 người tử vong.Cũng trong sáng ngày 25-2, Ariana News đưa tin Afghanistan, Kuwait và Bahrain đã chính thức thông báo có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên tại các nước này, cho thấy dấu hiệu dịch Covid-19 đã lan rộng ra trong khu vực Trung Đông. Tại khu vực này, Iran là nước có số ca tử vong cao nhất với với 12 ca tử vong và 61 trường hợp nhiễm, hầu hết đều ở thành phố Qoom.

Như vậy tính đến 10:00 sáng 25-2, trang thông tin về dịch Covid-19 của Bộ Y tế Việt Nam cho thấy thế giới đã có 79 ca tử vong ngoài lục địa Trung Quốc, xảy ra ở Hàn Quốc, Pháp, Philippines, Đài Loan, Hong Kong, Hàn Quốc, Iran và Italy.

  • Theo Trang tin về dịch Covid-19, Bộ Y tế Việt Nam, tính đến 20:00 ngày 24-2 thế giới ghi nhận 79.515 nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) gây ra, 2.626 ca tử vong và 24.965 người bình phục. Riêng tại Việt Nam có 16 người nhiễm, trong đó 15 người đã khỏi bệnh; 1 người nghi nhiễm đang theo dõi.Hãng tin Yonhap đưa tin tính đến đầu ngày 24-2, có tổng cộng 11 quân nhân Hàn Quốc đã được xác nhận nhiễm virus corona chủng mới. Trong khi đó, khoảng 7.700 người khác đang được cách ly nhằm ngăn dịch bệnh do Covid-19 lây lan vào các doanh trại.Tính đến sáng 24-2, đã có 7 ca tử vong và 763 ca nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc. Cho đến lúc này Hàn Quốc là quốc gia có số ca tử vong vì Covid-19 nhiều thứ 2 trên thế giới bên ngoài Trung Quốc đại lục, chỉ sau Iran (8 ca).
Một nhân viên đang khử trùng tại chợ truyền thống ở Hàn Quốc. Ảnh: Korea Times
  • Theo VnExpress, từ 15:00 ngày 23-2, người nhập cảnh từ Hàn Quốc qua tất cả cửa khẩu phải thực hiện tờ khai y tế bắt buộc. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh sáng 24-2, Ban chỉ đạo tiếp tục thống nhất quy định người bị sốt, ho, khó thở... sẽ được cách ly.
  • Theo thống kê từ trang thông tin về dịch Covid-19, Bộ Y tế, tính đến 22:00 ngày 23-2, toàn thế giới có 78.989 người nhiễm bệnh, 2.469 người tử vong, và 22.612 người đã bình phục.
    Trong ngày hôm nay, Hàn Quốc đã có ca tử vong thứ 5 và thứ 6 do Covid-19. Hàn Quốc nâng báo động lên mức cao nhất là mức đỏ đối với tình trạng dịch bệnh, theo Yonhap. Cùng ngày, Reuters cho hay Iran đã xác nhận thêm 2 ca tử vong mới, trong tổng số 43 ca nhiễm bệnh. Trong khi đó số ca nhiễm Covid-19 ở Ý tăng vọt lên 132 người. Japan Times đưa tin, Bộ Y tế Nhật Bản ngày 23-2 xác nhận có thêm 1 người tử vong vì Covid-19. Bệnh nhân là một cụ già hơn 80 tuổi người Nhật Bản đã từng đi trên du thuyền Diamond Princess.Tại Việt Nam, VnExpress đưa tin Đà Nẵng đang tiến hành cách ly một nam thanh niên 25 tuổi từ vùng dịch Covid-19 ở Hàn Quốc về và đang trong trạng thái sốt, được đưa cách ly tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
  • Theo thông tin từ Bộ Y tế Việt Nam, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tính đến 21:45 ngày 22-2 đã có 77.925 người mắc, 2.363 người tử vong, và 20.868 người đã bình phục. Riêng tại Việt Nam có 16 người nhiễm, 15 trường hợp đã khỏi bệnh.
  • Bệnh Covid-19 bên ngoài Trung Quốc đang diễn biến phức tạp. Các quan chức y tế Hàn Quốc chiều 22-2 xác nhận thêm 87 người bị bệnh Covid-19, nâng số ca nhiễm ở nước này lên 433 ca với 2 ca tử vong, theo tin từ Yonhap. Ngày 22-2 cũng là ngày nước này có số ca nhiễm tăng đột biến nhất (229 ca) kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện ở Hàn Quốc vào cuối tháng 1-2020. Theo đài KBS, với ca nhiễm lần đầu xuất hiện ở một số địa phương như tỉnh Gangwon, thành phố Sejong và thành phố Ulsan, dịch Covid-19 đã lan ra toàn bộ 17 tỉnh, thành trên toàn Hàn Quốc.
Nhân viên ngành y tế Hàn Quốc khử trùng một bến xe buýt ở thủ đô Seoul. Ảnh: Yonhap.
  • Japan Times đưa tin Nhật Bản ghi nhận thêm 4 trường hợp nhiễm mới không rõ nguồn lây bệnh, nâng số người nhiễm lên 100 trường hợp trên đất liền và hơn 600 trường hợp khác trên du thuyền Diamond Princess neo đậu ngoài khơi thành phố Yokohama.Theo hãng tin AFP, Bộ trưởng Y tế Ý, ông Roberto Speranza, xác nhận thông tin một cụ già 78 tuổi người Ý dương tính với virus Covid-19 đã qua đời ngày 21-2. Đây cũng là trường hợp bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tử vong tại châu Âu. Cũng theo AFP, Bộ Y tế Iran thông báo có thêm 10 ca nhiễm Covid-19 mới ở nước này, trong số này có một ca tử vong. Như vậy số ca tử vong do Covid-19 ở Iran hiện đã tăng lên 5 ca, số ca nhiễm là 28.CNN đưa tin Israel, Lebanon cũng đã ghi nhận ca nhiễm virus corona đầu tiên, một trở về từ tàu Diamond Princess, một từ Iran, nâng số nước và vùng lãnh thổ xuất hiện nCoV lên 30.Ngày 21-2, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, nói rằng cánh cửa cơ hội để ngăn dịch Covid-19 lây lan rộng hơn ra phạm vi quốc tế đang dần khép lại, do đó các nước phải hành động nhanh để kiểm soát dịch bệnh này, theo Reuters.
  • Ngày 20-2, theo hãng tin AFP, các nhà khoa học Mỹ công bố trên tạp chí Science hôm 19-2 rằng họ đã tạo ra bản đồ 3D đầu tiên của virus Covid-19. Đây là một bước quan trọng trong việc phát triển vắc-xin và phương pháp điều trị dịch Covid-19.
Bản đồ cấu trúc phân tử 3D của protein dằm của virus COVID-19. Ảnh: AFP.
  • Trưa 20-2, báo Tuổi Trẻ đăng tin cho biết Cảng hàng không Buôn Ma Thuột sẵn sàng tiếp nhận 630 công dân từ từ Trung Quốc và vùng có dịch Covid-19 về nước để cách ly, theo dõi.Theo kế hoạch sẽ có 300 công dân được đưa về cách ly tại một doanh trại bộ đội thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk và 330 công dân sẽ đưa về Đắk Nông để cách ly tại hai doanh trại ở thành phố Gia Nghĩa. Cũng theo Tuổi Trẻ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tại TPHCM xác nhận ông T.K.H. (73 tuổi, Việt kiều Mỹ), đã khỏi bệnh và sẽ xuất viện vào ngày 21-2.
  • Theo Bộ Y tế Việt Nam, tính đến 20:38 ngày 18-2 thế giới ghi nhận 73.434 ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) gây ra, 1.874 ca tử vong và 12.708 người  bình phục.Riêng tại Việt Nam có 16 người nhiễm, trong đó 13 người đã khỏi bệnh; 34 người nghi nhiễm đang theo dõi. Ngoài ra, có 602 trường hợp sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho, nhưng vẫn được cách ly theo dõi do có tiếp xúc gần với người nghi ngờ bị nhiễm Covid-19.

Hãng tin AFP cho hay Trung Quốc vừa công bố nghiên cứu "lớn và toàn diện" nhất về Covid-19 kể từ khi dịch bệnh này bùng phát. Theo đó, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ đánh giá trên 72.314 ca nhiễm được xác nhận, nghi nhiễm, chẩn đoán lâm sàng và các ca không có triệu chứng của Covid-19 tính đến 11-2.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 80,9% ca nhiễm được xếp vào trường hợp nhẹ và chỉ 13,8% nghiêm trọng, 4,7% là nguy kịch. Tỷ lệ tử vong của Covid-19 nằm ở mức 2,3%. Không có trường hợp tử vong nào ở trẻ dưới 9 tuổi dù có ít nhất hai trường hợp trẻ sơ sinh nhiễm Covid-19 từ mẹ.

Ở bệnh nhân dưới 39 tuổi, tỉ lệ tử vong vẫn khá thấp, ở mức 0,2%. Tỉ lệ này tăng theo độ tuổi, lên 0,4% ở nhóm 40-49 tuổi, 1,3% ở nhóm 50-59 tuổi, 3,6% ở nhóm 60-69 tuổi, 8% ở nhóm 70-79 tuổi và 14,8% ở nhóm 80 tuổi trở lên.

  • Theo Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Việt Nam cập nhật tình hình dịch Covid-19 đến 21:45 ngày 17-2-2020, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do Covid-19 trên thế giới cụ thể như sau:
    - Tổng số trường hợp mắc: 71.446, trong đó tại Trung Quốc đại lục: 70.553
    - Tổng số trường hợp tử vong: 1.775, trong đó: Trung Quốc đại lục 1.770; Philippines; Hồng Kông (TQ) 1; Nhật Bản 1; Pháp 1; Đài Loan 1.
  • Cũng trong ngày 17-2, hãng tin Yonhap đưa tin Hàn Quốc tuyên bố đã bắt đầu nghiên cứu nhằm phát triển vắc-xin và thuốc chống dịch Covid-19 sử dụng mẫu máu và kháng thể lấy từ những người nhiễm bệnh từ hôm 5-2. Hàn Quốc hiện đang chuẩn bị biện pháp đối phó với tình hình một lượng lớn du học sinh Trung Quốc sắp nhập cảnh để chuẩn bị khai giảng năm học mới. Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã khuyến nghị các trường đại học cho du học sinh người Trung Quốc bảo lưu học kỳ I năm nay nếu gặp khó khăn về nhập cảnh. Bộ này cũng sẽ hỗ trợ các trường xây dựng bài giảng từ xa, cho phép các du học sinh Trung Quốc nghe giảng trực tuyến và vẫn được công nhận điểm số như bình thường.Theo Los Angeles Times, công ty dược phẩm Inovio (Mỹ) cho biết họ đã sản xuất thành công một loại vắc-xin tiền lâm sàng chống lại virus Covid-19 tại phòng thí nghiệm ở San Diego và đang cố gắng để thử nghiệm vào mùa hè năm 2020.
  • Theo thông tin chính thức từ Bộ Y tế Việt Nam, tính đến 21:19 ngày 16-2, toàn thế giới có 69.289 ca nhiễm Covid-19, 1.670 trường hợp tử vong, trong số đó có 1665 trường hợp chết ở Trung Hoa đại lục, 1 trường hợp ở Hồng Kông (Trung Quốc), 1 trường hợp ở Đài Loan, 1 ở Pháp, 1 ở Nhật Bản và 1 ở Philippines.

The New York Times dẫn nguồn truyền thông ở Đài Loan cho hay, nạn nhân trong ca tử vong đầu tiên ở Đài Loan ngày 16-2, cũng là ca tử vong mới nhất trên toàn thế giới, là một người đàn ông 60 tuổi. Người này gần đây không đi du lịch nước ngoài, đã mắc sẵn bệnh tiểu đường và viêm gan B.

Hiện tổng số người nhiễm Covid-19 trên du thuyền Diamond Princess đã lên đến con số 335, sau khi có thêm 70 hành khách được xác định dương tính với virus, theo đài NHK (Nhật Bản). Chiếc thuyền này là ổ dịch lớn thứ hai của thế giới, sau Trung Hoa đại lục.

Một nữ du khách 83 tuổi trên du thuyền MS Westerdam (Mỹ) đã dương tính với virus Covid-19 sau hai lần xét nghiệm, Reuters dẫn tin từ giới chức Malaysia cho hay. MS Westerdam chở 1.455 hành khách và 802 thành viên thủy thủ đoàn.

Thông tin về bệnh nhân Covid-19 trên tàu Westerdam được dư luận đặc biệt chú ý sau khi con tàu này được phía Campuchia chấp nhận cho cập cảng, bất chấp nhiều nơi đã từ chối do sợ có người mắc bệnh trên tàu. Sau khi cập cảng ở Sihanoukville hôm 13-2, hành khách bắt đầu lên bờ một ngày sau đó. Nữ du khách đã bay từ Campuchia tới Malaysia hôm 14-2, cùng với 144 hành khách khác cũng của tàu này.

  • Tính đến 10:00 ngày 16-2, theo Bộ Y tế, số ca nhiễm virus Covid-19 là 69.268 ca và số ca tử vong là 1.669 ca, 9.419 người đã bình phục. Riêng Trung Quốc đã có 68.500 ca nhiễm và 1.665 trường hợp tử vong.

  • Tính đến 22:15 ngày 15-2, theo website của Bộ Y tế, số người nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã lên đến 67.191, trong đó 66.496 người ở Trung Quốc đại lục. Số ca tử vong tổng cộng là 1.527, trong đó chỉ 4 ca ở ngoài Trung Quốc đại lục. Ngoài ra, 8.201 người nhiễm virus này đã bình phục.
  • Theo cập nhật trên trang web của Bộ Y tế, đến 16:00 ngày 15-2, thế giới có tổng cộng 67.174 ca nhiễm Covid-19, 1.526 ca tử vong và 8.187 ca hồi phục. Riêng Trung Quốc có 66.493 ca nhiễm, 1.523 ca tử vong và 8.096 người bình phục. Đến chiều ngày 15-2, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, số trường hợp cách ly ở bệnh viện dã chiến huyện Củ Chi để theo dõi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Covid-19 gây ra đã lên 16 người. Số trường hợp dương tính với Covid-19 là 3, trong đó 2 trường hợp đã khỏi bệnh, 1 trường hợp còn ở lại nhưng sức khỏe ổn định.
  • Ngày 13-2, Tân Hoa xã dẫn lời ông Trương Định Vũ, Giám đốc Bệnh viện Kim Ngân Đàm ở thành phố Vũ Hán, cho biết, các kết quả sơ bộ cho thấy tính hiệu quả của việc sử dụng huyết tương người khỏi bệnh trong việc điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19.

  • Trả lời phỏng vấn của Japan Times, Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) Katsunobu Kato, cho biết đến hết ngày 14-2, Nhật Bản vẫn chưa thể thành công trong việc xác định con đường lây nhiễm Covid-19 sau khi phát hiện trường hợp tử vong đầu tiên vì virus nguy hiểm này.
  • Theo trang web Bộ Y tế Việt Nam, tính đến 10:00 ngày 14-2-2020, thế giới có tổng cộng 64.171 ca nhiễm virus corona Covid-19; và 1.486 ca đã tử vong, bao gồm 1.483 người chết ở đại lục, 1 người ở Philippines, 1 người ở Hong Kong, và 1 ở Nhật Bản. Đã có 6.678 người hồi phục.

Tại Việt Nam đã ghi nhận 16 ca nhiễm bệnh, trong đó 7 ca đã được điều trị khỏi và xuất viện. Có 82 trường hợp tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ để không lây nhiễm ra cộng đồng. Ngoài ra, có 602 trường hợp sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho, nhưng vẫn được cách ly theo dõi do có tiếp xúc gần với người nghi ngờ bị nhiễm Covid-19.

Sau khi tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) thay đổi cách xác định người nhiễm Covid-19 thì số ca nhiễm virus này tăng vọt. Nguồn: VNExpress

Trả lời phỏng vấn của CNN, Tarik Jasarevic, phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết còn quá sớm để dự đoán khi nào có thể dập dịch do virus Covid-19 và tổ chức này cũng không biết dịch sẽ tiến triển đến mức nào. Ông Jasarevic giải thích: "Chúng tôi không biết chính xác dịch bệnh này sẽ đi đến đâu. Một trong những nguyên nhân khiến chúng tôi khó dự đoán là chúng tôi vẫn chưa biết nhiều về virus".

  • Tính đến 22:00 ngày 13-2, toàn thế giới có 60.387 ca nhiễm Covid-19, trong đó Trung Quốc có 59.804 ca. Có 1.370 người tử vong, trong đó Trung Quốc chiếm 1.367 trường hợp, 1 ở Phillipines, 1 ở Hồng Kông (Trung Quốc). Nhật Bản vừa có ca tử vong do virus Covid-19 đầu tiên. Nạn nhân là một cụ bà 80 tuổi, ở tỉnh Kanagawa.Việt Nam đã có 16 ca nhiễm virus Covid-19, ca mới nhất là là bố của công nhân N.T.D, 23 tuổi, ở Vĩnh Phúc, một trong tám người đi từ Vũ Hán về đã được cập nhật trước đây.
  • Ngày 13-2, theo AFP, Ủy ban Y tế Hồ Bắc thông báo con số ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới ở tỉnh này trong ngày 12-2 lên đến 14.840 ca, tăng 9 lần so với ngày 11-2. Con số tử vong cũng tăng lên 1.363 trường hợp. Trong đó, tính đến hết ngày 12-2, số người thiệt mạng vì bệnh Covid-19 tại tỉnh Hồ Bắc là 242 người, tăng mạnh so với con số 94 người trong ngày 11-2 và 103 người của ngày 10-2. Lý do của sự tăng vọt này được giới chức Hồ Bắc giải thích là do sự thay đổi trong cách chẩn đoán và xác định ca nhiễm Covid-19, theo chỉ thị từ chính quyền trung ương. Theo South China Morning Post, Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc giải thích số ca nhiễm mới tăng mạnh là do thực hiện chỉ đạo mới từ trung ương về chẩn đoán và điều trị nhằm đảm bảo giảm tỉ lệ tử vong và tăng tỉ lệ chữa trị thành công. Theo đó, kể từ ngày 13-2, tỉnh Hồ Bắc sẽ cộng gộp các trường hợp được chẩn đoán lâm sàng và các trường hợp nhiễm virus corona chủng mới đã xác nhận vào số ca nhiễm mới.
  • Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ truyền thông Trung Quốc 13-2 cho biết bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc Tưởng Siêu Lương đã bị bãi nhiệm. Người được chỉ định thay thế là thị trưởng thành phố Thượng Hải.
Nguồn: Tuổi Trẻ
  • Tại Việt Nam, theo VNExpress, chiều 12-2, bệnh nhân Li Ding, 66 tuổi, người Trung Quốc, được tuyên bố hoàn toàn khỏi bệnh với 5 kết quả xét nghiệm âm tính liên tiếp. Bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết bệnh nhân có 3 lần xét nghiệm dịch phết họng vào ngày 9, 10, 11, đều âm tính với nCoV. Mẫu bệnh phẩm đường hô hấp dưới của bệnh nhân cũng được lấy hai lần liên tiếp vào ngày 10 và 11, kết quả đều âm tính. Việt Nam đến nay ghi nhận 15 ca dương tính nCoV, trong đó 7 trường hợp đã khỏi bệnh. TPHCM hiện chỉ còn một bệnh nhân là nam Việt kiều Mỹ, điều trị ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.

  • Tính đến 18:00 ngày 12-2, tổng số người tử vong vì dịch virus corona chủng mới (Covid-19) trên thế giới là 1.115 ca, và 45.171 người đã nhiễm virus này. Số người hồi phục là 4.791.
  • Hãng tin Reuters dẫn nguồn cơ quan chức năng Trung Quốc cho biết ngày 11-2 có thêm 97 ca tử vong vì Covid-19 ở Trung Quốc đại lục, giảm so với con số 108 người chết theo thống kê ngày 10-2. Ngoài ra, số ca nhiễm mới trong ngày 11-2 ở đại lục là 2.015 ca, cũng giảm so với con số 2.478 ca nhiễm hôm 10-2.

    Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters, ông Chung Nam Sơn, nhà dịch tễ học 83 tuổi từng nổi danh trong chiến dịch đẩy lùi đại dịch SARS tại Trung Quốc những năm 2002-2003, cho biết dấu hiệu lạc quan bắt đầu xuất hiện và đỉnh điểm lây nhiễm chủng mới của virus Covid-19 sẽ rơi vào giữa hoặc cuối tháng 2. Ông này cho rằng nếu tình hình tiếp tục diễn biến khả quan như hiện nay, dịch Covid-19 ở Trung Quốc có thể kết thúc vào cuối tháng 4.

Chuyên gia dịch tễ học Chung Nam Sơn của Trung Quốc tiên đoán dịch Covid-19 ở nước này có thể kết thúc vào cuối tháng 4.
  • Ngày 11-2: theo NBC, virus thuộc họ corona chủng mới đang gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp đã có tên gọi chính thức là Covid-19, do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt. Phát biểu với báo giới, Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, nói: "Chúng tôi phải tìm một tên gọi mà không làm liên tưởng đến một vị trí địa lý, một cá nhân hay nhóm người nào cả". Hiện đã có hơn 43.000 người nhiễm Covid-19 và 1.019 người tử vong.
  • Tổng số người bị nhiễm virus ở Trung Quốc đại lục đến nay là hơn 42.407. Tuy vậy, vẫn theo thống kê của chính quyền Bắc Kinh, số lượng ca nhiễm mới hôm nay (với 2.478) đã giảm so với hôm trước. Đây là thông tin khiến một số nhà quan sát cho rằng tình trạng dịch bệnh tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, có thể đang đi vào giai đoạn ổn định. Bên ngoài Trung Quốc, tính đến nay, có hơn 400 người bị nhiễm virus corona chủng mới gây viêm phổi cấp tại khoảng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều khó khăn là giới khoa học hiện nay còn chưa biết hết các phương thức lan truyền của loại virus 2019-nCoV.
  • Theo Bộ Y tế cập nhật đến chiều 10-2, toàn thế giới ghi nhận 40.620 ca mắc nCoV, trong đó 40.171 ở Trung Quốc đại lục. Đã có 910 người tử vong (chỉ 2 ca ngoài Trung Quốc) và 3.323 người đã bình phục. Tại Việt Nam, 6 người đã bình phục trong số 14 ca đã nhiễm nCoV.
  • Sáng 10-2, Bệnh viện dã chiến lập tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TPHCM chính thức hoạt động với quy mô 300 giường bệnh, theo Tuổi Trẻ. Những bệnh nhân nghi nhiễm virus corona trở nặng sẽ được chuyển đến hồi sức tích cực tại đây. TPHCM đã chuẩn bị 2 bệnh viện dã chiến với quy mô 500 giường nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch, trong đó cơ sở 1 tại Củ Chi và cơ sở 2 quy mô 200 giường đang được xây dựng tại Nhà Bè.

  • Có số bệnh nhân nhiễm nCoV cao nhất cả nước là 9, theo VNExpress, UBND tỉnh Vĩnh Phúc hôm nay đã lập bệnh viện dã chiến 300 giường với hơn 200 cán bộ y tế. Bệnh viện dã chiến sử dụng cơ sở hạ tầng có sẵn của trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật tỉnh, nằm ở TP Vĩnh Yên. Bệnh viện nằm cách xa khu dân cư, thuận tiện cho việc cách ly, tập trung bệnh nhân. Ngoài bệnh viện trên, tỉnh Vĩnh Phúc đã lập một khu cách ly ở Trường Quân sự tỉnh (TP Vĩnh Yên) với quy mô 200 giường.

  • Business Insider đưa tin, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Alberta ở Canada nói họ đã tạo ra một loại khẩu trang phủ muối hòa tan có thể tiêu diệt mầm bệnh, hơn là chỉ ngăn chặn chúng.

 

Choi Hyo-Jick và Illaria Rubin, hai thành viên của nhóm nghiên cứu của trường Đại học Alberta cùng loại khẩu trang phủ muối. Ảnh: Business Insider.

Khẩu trang phủ muối hòa tan mà nhóm nghiên cứu hoạt động theo cơ chế như sau: khi khẩu trang tiếp xúc một giọt mang theo virus, virus bắt đầu hấp thụ muối. Khi chất lỏng bay hơi, chỉ còn lại virus và muối kết tinh. Cấu trúc phân tử của muối là tinh thể với các góc sắc và cứng có thể đâm vào virus, khiến chúng không thể tồn tại. Nhóm này khẳng định các thử nghiệm ở phòng thí nghiệm cho thấy virus sẽ bị vô hiệu hóa trong 5 phút và bị diệt sau 30 phút. Nhóm đã thử nghiệm khẩu trang phủ muối trong phòng thí nghiệm vài năm qua và phát hiện rằng, chúng có thể vô hiệu hóa 3 chủng của virus cúm.

  • Theo thông tin từ Bộ Y tế Việt Nam, đến 11:00 sáng ngày 10-2, đã có thêm 91 người tử vong tại tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) trong đợt bùng phát dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona, nâng tổng số ca tử vong tại tỉnh này lên 877 người. Tổng số người thiệt mạng vì dịch bệnh này tại Trung Quốc tăng lên 908 người trong tổng số 40.171 nhiễm. Tổng số ca lây nhiễm trên toàn thế giới cũng đã tăng lên 40.554 ca tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ.
  • Theo Bộ Y tế, đến 20:30 ngày 9-2, toàn thế giới đã có 37.552 trường hợp nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới nCoV gây ra, 813 ca tử vong và 2.682 người đã hồi phục. Riêng tại Trung Quốc đại lục có tổng cộng có 37.198 ca nhiễm và 811 ca tử vong, 28.942 ca nghi nhiễm và 2.649 ca hồi phục.
    Ở Việt Nam, sau khi có một ca dương tính với nCoV phát hiện ngày 9-2 thì cả nước hiện đã có 14 ca nhiễm, 83 ca nghi nhiễm tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ để không lây nhiễm ra cộng đồng. Trong đó, ba trường hợp đã bình phục.
  • Sáng 9-2, theo trang tin về dịch viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV gây ra của Bộ Y tế Việt Nam, thế giới ghi nhận 813 trường hợp tử vong trên tổng số 37.552 trường hợp mắc, chủ yếu ở Trung Quốc đại lục.

  • Một số cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc như Nhân dân Nhật báo, Tân Hoa xã, SCMP hôm 8-2 đưa tin, tại một cuộc họp báo ở Thượng Hải (Trung Quốc), ông Zeng Qun, Phó cục trưởng Cục dân chính thành phố Thượng Hải, cho biết các chuyên gia y tế và phòng ngừa dịch đã xác định virus nCoV có thể lây qua aerosol. Aerosol ở đây được hiểu là các giọt bụi nước dạng keo chứa virus có thể lơ lửng trong không khí.Thông tin này đã được một số báo lớn của Việt Nam như Tuổi Trẻ, Dân Trí, VnExpress đăng tải lại. Mới đây, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Khoa Nhiễm Thần kinh Bệnh viện nhi đồng 1 TPHCM, đã phản bác thông tin này, cho rằng chuyện nCoV có thể lây truyền qua "bụi khí" là "lỗi dịch thuật". Thực chất, aerosol đây phải hiểu là khí dung, là phương pháp xông mũi họng thông qua một mặt nạ đặc biệt trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phế quản... Theo Người Lao Động, phương pháp xông khí dung cần được chỉ định với bác sĩ và chỉ được sử dụng trong các bệnh viện, cơ sở y tế. Vì vậy, người cần lưu tâm trước phát hiện mới này là các bệnh viện và cơ sở y tế khi tiến hành xông khí dung để điều trị cho bệnh nhân.
  • Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 8-2 cho biết, một nhóm chuyên gia quốc tế do WHO đứng đầu điều tra về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV sẽ tới Trung Quốc vào ngày 10 hoặc 11-2 tới do tình hình bệnh diễn biến phức tạp. Hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Y tế Pháp Agnes Buzyn ngày 8-2 cho biết, có thêm 5 công dân Anh, trong đó có một trẻ em có kết quả xét nghiệm dương tính với virus nCoV ở nước này. Tất cả 5 người này đều ở cùng nhau tại một biệt thự trong khu trượt tuyết ở Contamines-Montjoie, gần Mont Blanc thuộc dãy núi Alps ở Pháp. Trung tâm lây nhiễm của nhóm bệnh nhân mới là một công dân Anh - người mới từ Singapore trở về.
  • Tờ StraitTimes (Singapore) cho hay việc khách hàng thu gom nhu yếu phẩm, thực phẩm tại các siêu thị ở quốc đảo này càng ngày càng thái quá. Tình trạng náo loạn này diễn ra sau khi Singapore nâng mức cảnh báo nguy cấp đối với dịch viêm phổi do virus nCoV từ mức "vàng" lên mức "cam". Giấy vệ sinh, khăn giấy, gạo, mì gói và đồ hộp là những mặt hàng luôn luôn hết sớm nhất. Các siêu thị ở đây khẳng định nguồn hàng là không thiếu và nỗ lực lấp đầy lại các kệ hàng nhanh nhất có thể. 
Một khách hàng đang đi gom gạo để trữ ở siêu thị Fairprice Jo Hoon, Singapore. Ảnh: StraitsTimes.
  • Nhật Bản và Mỹ cũng đã xác nhận mỗi nước có một công dân thiệt mạng vì virus nCoV, đều tại Vũ Hán, Trung Quốc. Theo cập nhật của Bộ Y tế, tính đến cuối ngày 8-2, thế giới đã có 34.879 người nhiễm nCoV, 724 người chết trong đó 722 người ở tại Trung Quốc. Số người bình phục là 2.083 người. Việt Nam có 13 ca nhiễm nCoV trong đó ba trường hợp đã bình phục.
  • Ngày 8-2, Hãng tin Reuters dẫn cập nhật từ Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc công bố số liệu mới nhất về dịch bệnh, cho biết số người thiệt mạng vì dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona nCoV gây ra đã tăng lên 722 ca, vượt qua số ca thiệt mạng do đại dịch SARS tại nước này cách đây gần hai thập niên.
    Tính đến 10:00 sáng ngày 8-2, số người chết vì virus corona nCoV trên thế giới đã tăng lên 724 người, với 34.376 ca nhiễm. Tại Việt Nam, cho đến nay đã có 13 ca nhiễm virus nCoV, trên tổng số 90 trường hợp cách li và 287 ca nghi nhiễm (trường hợp sức khoẻ bình thường không sốt ho nhưng vẫn được theo dõi vì từng tiếp xúc với người bị nhiễm). Đã có 3 bệnh nhân khỏi bệnh.

    Tình hình dịch bệnh do virus nCoV gây ra trên toàn thế giới. Nguồn: Bộ Y tế Việt Nam.
  • Ngày 7-2, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương công bố đã nuôi cấy và phân lập thành công chủng mới của virus corona (nCoV) trong phòng thí nghiệm. Việc nuôi cấy thành công này sẽ tạo điều kiện cho việc xét nghiệm nhanh các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm nCoV. Từ đó, mỗi ngày, Việt Nam sẽ có khả năng xét nghiệm hàng nghìn mẫu bệnh phẩm trong trường hợp cần thiết. Đây sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển vắc xin phòng chống loại virus này trong tương lai và cũng giúp cho việc đưa ra các biện pháp dự phòng hiệu quả hơn.
  • Chiều 7-2, Việt Nam công bố có ca nhiễm virus nCoV-2019 thứ 13. Bệnh nhân là chị N. T. N, nữ, 29 tuổi ở xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là một trong tám công nhân trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc trên cùng một chuyến bay hôm 17-1. Vậy là đã có năm trong nhóm tám người này ở tỉnh Vĩnh Phúc được xác định mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới nCoV. 
  • Trước đó, chị N. T. N. cũng đã được cách ly tại cơ sở y tế và không có biểu hiện bệnh, không sốt, không ho. Ngày 3-2, trong lần lấy mẫu xét nghiệm theo sự chỉ định của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân N. T. N cho kết quả dương tính với vi rút nCoV. Như vậy tính đến thời điểm này, Việt Nam đã có 13 người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus nCoV, riêng tỉnh Vĩnh Phúc có tám trường hợp.
  • Hãng tin AFP, hôm 7-2, đưa tin cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc tuyên bố mở cuộc điều tra liên quan đến vụ việc bác sĩ Lý Văn Lượng - người đã qua đời hôm nay 7-2 ở tuổi 34. Bác sĩ Lý Văn Lương là một trong những người đầu tiên cảnh báo về dịch bệnh do virus nCoV gây ra ở Vũ Hán. Động thái này đến sau khi Bệnh viện Trung ương Vũ Hán thông báo cái chết của vị bác sĩ một cách sai lệch, làm dấy lên sự tức giận của công chúng về cách chính phủ giải quyết tình trạng khẩn cấp do virus nCoV gây ra.
Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong những người đầu tiên cảnh báo về nCoV, cũng là nạn nhân trẻ tuổi nhất, làm dư luận Trung Quốc thương cảm, phẫn nộ. Ảnh: AFP.

Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong những người đầu tiên cảnh báo về nCoV, cũng là nạn nhân trẻ tuổi nhất, làm dư luận Trung Quốc thương cảm, phẫn nộ. Ảnh: AFP.

  • Sáng 7-2, Tân Hoa xã (Trung Quốc) đưa tin số người tử vong do nhiễm bệnh viêm hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra tại Trung Quốc đã tăng lên ít nhất đến 637 người, sau khi tỉnh Hồ Bắc ghi nhận thêm 2.447 ca nhiễm bệnh và 69 ca tử vong mới.
    Như vậy, tính đến 10 giờ sáng 7-2, thế giới có 31.480 ca nhiễm bệnh, trong đó, Trung Quốc có 31.161 ca. Số ca tử vong trên thế giới tăng lên 639 người, trong đó tại lục địa Trung Quốc là 637 người. Hai ca còn lại ở Philippines và Hồng Kông (Trung Quốc).
  • Tối 6-2, Bộ Y tế Việt Nam cho biết có thêm hai người tại Vĩnh Phúc nhiễm virus corona chủng mới (nCoV). Hai ca nhiễm nCoV mới này đều là người nhà của một trong số tám công nhân ở Vĩnh Phúc đến Vũ Hán (Trung Quốc) tập huấn và về Việt Nam ngày 17-1. Vậy là, cho đến nay Việt Nam đã có 12 ca nhiễm nCoV và đã có ba trường hợp được xuất viện. Do sự diễn tiến phức tạp của nCoV-2019, có 61 trong 63 tỉnh thành ở Việt Nam đã cho phép học sinh - sinh viên được tiếp tục nghỉ học đến 16-2. 
  • Hãng tin Reuters, ngày 6-2, cho hay vị đại diện chính quyền Đài Bắc, Đài Loan đã cáo buộc Trung Quốc đưa thông tin sai lệch về tình hình dịch bệnh và số ca nhiễm virus ở hòn đảo này lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đây cũng là lý do mà trong tuần qua WHO phải tiến hành rà soát và cải chính lại thông tin về Đài Loan.
    Chính quyền đặc khu Hồng Kông quyết định yêu cầu toàn bô du khách đến từ Trung Quốc đại lục phải trở về nhà để tự cách ly trong 14 ngày, bắt đầu từ ngày 8-2, theo báo South China Morning Post. Quy định này cũng áp dụng cho công dân của đặc khu từng trở về từ Trung Quốc trong 14 ngày qua.
  • Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) đưa tin Triều Tiên đã có đến bảy ca nhiễm virus nCoV. Tất cả đều là công nhân trở về nước từ tỉnh Sơn Đông và Thanh Đảo, Trung Quốc. Tuy nhiên truyền thông Nhà nước Triều Tiên bác bỏ thông tin này.
Có 28.396 ca nhiễm nCoV-2019 trên toàn cầu hôm 6-2. Ảnh SCMP
  • Theo bản báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế Việt Nam, Trung Quốc hiện thông báo số ca tử vong mỗi ngày do nCoV hơn 60 người. Nếu ngày 4-2, số trường hợp tử vong là 425, thì sang ngày 5-2 là 491 và đến sáng 6-2 là 562 người.
    Trên toàn thế giới số ca nhiễm nCoV được xác nhận cũng gia tăng, từ 20.674 ở ngày 4-2 lên 23.865 ca trong ngày 5-2 và đến sáng 6-2 là 27.602 (gồm 27.358 ca nhiễm ở Trung Quốc đại lục và 244 ca bên ngoài lục địa Trung Quốc).
Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có nCoV-2019 đến sáng 6-2.
  • Ngày 6-2. Theo Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), các bác sĩ tại Vũ Hán, hôm 5-2, đã xác nhận virus nCoV có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi. Kết luận này được đưa ra sau khi một thai phụ nhiễm virus nCoV sinh em bé ngày 2-2.
Em bé sơ sinh do bệnh nhân nCoV vừa sinh hôm 2-2 tại Vũ Hán có kết quả xét nghiệm dương tính với virus. Ảnh: Daily Mail.
  • Theo SMCP, virus nCoV lây nhiều qua đường tiếp xúc hơn cả qua văng bắn dịch cơ thể do hắt hơi, sổ mũi. Theo tờ báo này, các chuyên gia dịch tễ học đã phát hiện ra rất nhiều virus sống bám trên vật dụng trong nhà một bệnh nhân nhiễm virus nCoV, đặc biệt là tay nắm cửa ra vào. Tuy nhiên, các kiện hàng từ Trung Quốc gửi đi thế giới sẽ vẫn an toàn nếu được vận chuyển bởi những hãng lớn vì công tác vệ sinh khử trùng của các hãng vẫn đảm bảo diệt được nCoV.
  • Ngày 5-2. Đến 8:00, thế giới có 24.552 người mắc bệnh viêm phổi do virus nCoV. Đã có 492 người tử vong, trong đó có 490 người ở Trung Quốc đại lục. Việt Nam đã có 10 ca xác định mắc nCoV, trong đó có ba ca đã khỏi và xuất viện.
  • Ngày 4-2. Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam dừng chạy tàu khách liên vận quốc tế đi Trung Quốc và ngược lại kể từ 18:05 ngày 4-2 và tạm dừng khai thác chạy tàu khách quốc tế các đọàn tàu số hiệu MR1 chạy chiều Việt Nam đi Trung Quốc kể từ 21:20 ngày 5-2.
  • Tính đến chiều 4-2, Việt Nam đã có 10 ca nhiễm virus nCoV, trong đó có năm bệnh nhân tại Vĩnh Phúc, một người tại Thanh Hóa, một ở Khánh Hòa và ba người tại TPHCM. Cùng ngày, đã có ba bệnh nhân được xuất viện gồm nữ bệnh nhân là lễ tân khách sạn ở Khánh Hòa, một bệnh nhân ở Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) và người còn lại ở Thanh Hóa. Trên thế giới, số ca nhiễm nCoV tính đến 16:30 ngày 4-2 là 20.664, trong 427 ca tử vong chỉ có hai trường hợp ngoài Trung Quốc đại lục và 664 ca được chữa khỏi.Tờ South China Morning Post dẫn nguồn của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho biết cúm gia cầm H5N1 đã khiến 4.500 con gà chết, khiến chính quyền địa phương tỉnh Hồ Nam tiêu hủy 17.828 con gia cầm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cúm gia cầm H5N1 có khả năng lây nhiễm sang người thấp, nhưng khi đã lây, có thể gây tử vong ở người với tỷ lệ lên tới 60%.Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) của Đài Loan cho biết cúm mùa đang đặt ra mối đe dọa lớn cho người dân đảo này với ít nhất 56 người đã chết vì cúm H1N1 trong ba tháng qua. Truyền thông địa phương cho biết số người chết vì cúm H1N1 trong tuần qua ở Đài Loan là 13 người.
  • Sáng 4-2. Bộ Y tế Việt Nam xác nhận đã có ca nhiễm virus corona nCoV thứ 9. Bệnh nhân là nam giới 30 tuổi, sống ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc và là công nhân trong đoàn tám người đi tập huấn ở Vũ Hán về nước hôm 17-1. Đây là người thứ 5 trong đoàn này nhiễm nCoV-2019 gây bệnh viêm phổi Vũ Hán. 
  • Trước đó, chiều 3-2, ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TPHCM - cho biết thành phố đang tiến hành xây dựng hai bệnh viện dã chiến chống dịch virus nCoV, quy mô 500 giường bệnh đặt tại hai huyện Củ Chi và Nhà Bè để kịp hoàn thành trước ngày 15-2. Theo cập nhật của Bộ Y tế Việt Nam đến 6 giờ sáng 4-2, tổng số ca nhiễm virus corona trên thế giới là 19.843 trường hợp và 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh.
  • Báo South China Morning Post (Hồng Kông, Trung Quốc), sáng 4-2, cho hay quan chức y tế của Hồng Kông xác nhận ca tử vong đầu tiên ở đặc khu này, nâng tổng số trường hợp tử vong vì nCoV lên 427.
  • Hãng tin Reuters đưa tin, chính quyền tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc thông báo, trong ngày 3-2, số ca tử vong vì dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona nCoV gây ra tại tỉnh này đã tăng thêm 64 trường hợp, nâng tổng số ca tử vong tại Trung Quốc lên con số 425, tổng số ca tử vong trên toàn thế giới trong ngày 3-2 là 426 người. Cũng trong ngày 3-2, người phát ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tarik Jasarevic, cho biết một nhóm chuyên gia do WHO dẫn đầu có thể tới Trung Quốc sớm nhất trong tuần này để điều tra về tình trạng bùng phát nCoV. Đi cùng đoàn này có thể có sự hiện diện của ông Colin McIff - quan chức cấp cao thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ. 

    Khu bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Công chúa Magaret (Hồng Kông) nơi có bệnh nhân đầu tiên của đặc khu này qua đời vì nCoV. Ảnh: SCMP.
  • Ngày 3-2, Thái Lan điều trị thành công virus nCoV bằng thuốc kháng HIV và thuốc trị cúm: Báo South China Morning Post (Hong Kong, Trung Quốc) dẫn nguồn Bộ Y tế Thái Lan cho biết sức khỏe của một người phụ nữ Trung Quốc đã bị nhiễm virus nCoV mới đã được cải thiện đáng kể sau khi được điều trị bằng một loại thuộc điều chế từ thuốc trị cúm và thuốc kháng HIV. Sau 48 giờ điều trị bằng loại thuốc này, bệnh nhân 71 tuổi được kiểm tra lại và kết quả thử nghiệm âm tính với virus Corona. Hiện tại, Bộ Y tế Thái Lan đang chờ kết luận nghiên cứu để chứng minh kết quả.
Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul kiểm tra kết quả của bệnh nhân nhiễm virus Corona tại Viện truyền nhiễm Bamrasnaradura, ngoại ô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: SCMP.
  • 5.300 người Trung Quốc bị 'kẹt' tại Khánh Hòa sẽ được bay về nước: Theo báo Tiền Phong, chiều tối 3-2, ông Nguyễn Đắc Tài - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã đồng ý cấp giấy phép cho các chuyến bay đưa 5.361 người Trung Quốc đang bị “mắc kẹt” ở tỉnh này vì dịch nCoV được về nước.
  • Bộ Y tế thúc giục các công ty đẩy mạnh sản xuất khẩu trang: Chiều 3-2, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cùng các đơn vị liên quan của Bộ Y tế và đại diện các bộ, ngành... đã làm việc với một số đơn vị trên địa bàn Hà Nội về công tác sản xuất, cung ứng trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (nCoV).
  • Tại buổi làm việc với các đơn vị, Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho biết Bộ Y tế cùng các đơn vị liên quan tổ chức đoàn làm việc để nắm bắt tình hình và đôn đốc một số đơn vị sản xuất trong nước đẩy nhanh công tác sản xuất cung ứng khẩu trang y tế, trang phục phòng hộ và vật tư y tế phòng dịch.
  • Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 7 giờ 30, ngày 3-2-2020, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) trên thế giới cụ thể như sau:
    - Tổng số trường hợp mắc: 17.387 ,trong đó tại lục địa Trung Quốc: 17.205
    - Tổng số trường hợp tử vong: 362, trong đó tại lục địa Trung Quốc: 361, tại Philippines: 01
    - Tổng số trường hợp mắc bên ngoài lục địa Trung Quốc: 182.
  • Tân Hoa Xã hôm nay 3-2 cũng công bố phát hiện mới của các nhà khoa học TQ: virus nCoV có thể đi theo đường tiêu hóa và lây truyền qua chất thải của con người.
  • Tính đến cuối ngày 2-2, toàn thế giới có 305 ca tử vong trên tổng số 14.640 người được xác định mắc phải virus nCoV. Trong đó, 304 người ở Trung Quốc, 1 người tại Philippines. Tại Việt Nam, thông tin từ Bộ y tế cho biết đã có 7 trường hợp dương tính với virus nCoV. Trong đó có 2 ca là cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi); 3 ca là người Việt Nam từ Vũ Hán trở về và 1 ca là người lễ tân làm việc tại khách sạn ở Nha Trang đã có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc nhiễm bệnh trước đó và 1 công dân Mỹ bay về Việt Nam, có quá cảnh tại sân bay Vũ Hán của Trung Quốc.
  • Kênh truyền hình quốc tế CGTN của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc mới đây đưa tin Bệnh viện Huoshenshan, một trong hai bệnh viện dã chiến để chống dịch viêm phổi do virus nCoV tại Vũ Hán đã hoàn thành hôm nay 2-2. Sau đúng 10 ngày xây dựng, bệnh viện này đã hoàn chỉnh về mọi mặt, sẽ tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên vào ngày mai 3-2.
Ảnh chụp màn hình chương trình truyền hình trực tiếp về tiến độ thi công bệnh viện Huoshenshan ở Vũ Hán. Ảnh: CGTN.
  • Hãng tin Reuters dẫn lời quan chức Chính phủ Trung Quốc thông báo về ổ dịch cúm gia cầm H5N1 mới bùng phát tại một nông trại ở tỉnh Hồ Nam, nơi đang nuôi 7.800 con gà. Trong đó, 4.500 con đã chết vì cúm H5N1.
Một ổ dịch cúm gia cầm H5N1 lại vừa bùng phát ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Theo bản báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế Việt Nam, đến 10 giờ 30, ngày 2-2-2020, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (nCoV) trên thế giới cụ thể như sau:

- Tổng số trường hợp mắc: 14.555 ,trong đó tại lục địa Trung Quốc: 14.380

- Tổng số trường hợp tử vong: 305, trong đó tại lục địa Trung Quốc: 304, tại Philippines: 01.

- Tổng số trường hợp mắc bên ngoài lục địa Trung Quốc: 175.

-  26 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc) ghi nhận trường hợp mắc nCoV -2019 như sau:

    1. Nhật Bản: 20 trường hợp
    2. Thái Lan: 19 trường hợp
    3. Singapore: 18 trường hợp
    4. Hàn Quốc: 15 trường hợp
    5. Hồng Kông (TQ): 13 trường hợp
    6. Úc: 12 trường hợp
    7. Đài Loan (TQ): 10 trường hợp
    8. Malaysia: 8 trường hợp
    9. Mỹ: 8 trường hợp
    10. Đức: 8 trường hợp
    11. Ma Cao (TQ): 7 trường hợp
    12. Việt Nam: 7 trường hợp
    13. Pháp: 6 trường hợp
    14. Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất: 5 trường hợp
    15. Canada: 4 trườnghợp
    16. Ý: 2 trườnghợp
    17. Anh: 2 trường hợp
    18. Nga: 2 trường hợp
    19. Philippine: 2 trường hợp (01 trường hợp tử vong)
    20. Campuchia: 1 trường hợp
    21. Phần Lan: 1 trường hợp
    22. Ấn Độ: 1 trường hợp
    23. Nepal: 1 trường hợp
    24. Sri Lanka: 1 trường hợp
    25. Thuỵ Điển: 1 trường hợp
    26. Tây Ban Nha: 1 trường hợp
  • Tính đến 10 giờ sáng 2-2 theo giờ Việt Nam, đã có 305 trường hợp tử vong trong tổng số 14.555 ca mắc phải virus nCoV, theo Tân Hoa Xã.
    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo qua tài khoản Twitter của chi nhánh Philippines về trường hợp tử vong đầu tiên ngoài Trung Quốc. Đó là một người đàn ông 44 tuổi, qua đời ngày 1-2 tại Philippines.
  • Tối 1-2. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi người dân thế giới hãy tìm hiểu thông tin đáng tin cậy trong cuộc chiến chống dịch bệnh. Cơ quan này cũng đang cố gắng chống lại sự nhiễu loạn thông tin bằng cách đưa hướng dẫn và tư vấn trên tài khoản mạng xã hội và trang web của WHO.

    WHO đang nỗ lực ngăn chặn sự nhiễu loạn thông tin bằng cách sử dụng mạng xã hội đề đưa tin hướng dẫn và tư vấn cho người theo dõi. Ảnh: Twitter.
  • Trưa 1-2: Theo Reuters, nhà chức trách tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hôm 1-2 cho biết đã có thêm 45 ca tử vong tại tỉnh này vì virus nCoV, nâng tổng số người chết vì đại dịch lên con số 259.Tính trên toàn Trung Quốc, số ca nhiễm virus nCoV đã chạm mốc 11.792 người. Trên toàn thế giới, đã có 26 quốc gia khác trải dài trên tất cả các châu lục phát hiện có ca nhiễm virus nCoV, với tổng số người mắc là 11.950 người tính đến 15:00 ngày 1-2-2020.
  • Tính đến cuối ngày 31-1, theo Reuters, đã có 213 người tử vong (đều ở Trung Quốc) vì viêm phổi do virus nCoV, trong tổng số 9.937 ca nhiễm bệnh trên toàn thế giới. Hiện 62 quốc gia đã tiến hành hạn chế người Trung Quốc nhập cảnh.Cho đến hiện tại, vẫn chưa có vắc xin cho chứng viêm phổi do virus nCoV. Tuy nhiên, CNN cho hay các nhà khoa học ở Hồng Kông đã thành công trong việc nuôi virus trong phòng thí nghiệm, là một bước tiến quan trọng để điều chế vắc xin.Tại Việt Nam, chiều ngày 31-1-20120, để hỗ trợ người dân tiếp cận đường dây nóng 19003228 phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV, Bộ Thông tin - Truyền thông đã yêu cầu doanh nghiệp miễn cước gọi đến số dịch vụ này trong vòng ba tháng, bắt đầu từ 0h ngày 1-2-2020.
  • Ngày 31-1: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gọi dịch viêm phổi do nCoV là "tình trạng y tế khẩn cấp quốc tế", nhưng cho rằng không có lý do ra lệnh cấm đi lại và giao thương quốc tế. Trước tình hình dịch bệnh ngày càng lây lan mạnh mẽ trên diện rộng quốc tế và số người tử vong ngày càng gia tăng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã họp báo vào tối 30-1 tại Thụy sĩ và ban bố tình trạng y tế khẩn cấp quốc tế."Lo ngại lớn nhất của chúng tôi là nguy cơ virus lây lan đến những quốc gia có hệ thống chăm sóc y tế kém. Đây không phải cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với Trung Quốc", Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói. Ông Ghebreyesus nhấn mạnh việc tuyên bố viêm phổi do virus nCoV là "tình trạng y tế khẩn cấp quốc tế" nhằm giúp các quốc gia tăng cường khả năng xử lý, đồng thời hoan nghênh Bắc Kinh đã hành động nhanh chóng để đối phó với dịch."Chúng ta phải cùng hành động để hạn chế dịch bệnh lây lan. Chúng ta chỉ có thể ngăn nó nếu cùng hợp tác", giám đốc WHO nói thêm.Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 6:00, ngày 31-1-2020, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) trên thế giới cụ thể như sau:
    - Tổng số trường hợp mắc: 8.239, trong đó tại lục địa Trung Quốc: 8.124
    - Tổng số trường hợp tử vong: 171, trong đó tại lục địa Trung Quốc: 171
    - Tổng số trường hợp mắc bên ngoài lục địa Trung Quốc: 115.
  • Tối 30-1: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhóm họp Ủy ban Khẩn cấp cuối ngày 30-1 (7 giờ 30 phút tối, giờ Việt Nam) để quyết định xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng (PHEIC) đối với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus nCoV gây ra.Trong lần họp ngày 23 và 24-1, WHO đã từ chối ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và cho rằng còn thiếu bằng chứng lây truyền từ người sang người bên ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, kể từ đó tới nay, đã có 6 trường hợp không đến Trung Quốc được xác định bị nhiễm bệnh.
  • Sáng 30-1: Cập nhật từ Bộ Y tế cho thấy thế giới đã ghi nhận 7.086 ca nhiễm nCoV, số người chết lên đến 170, tất cả là người Trung Quốc. Số trường hợp mắc bên ngoài Trung Quốc là 95 người.
  • Ngày 29-1: Theo CNN, trong ca nhiễm nCoV mới đây tại Đức, người bệnh chưa từng đến Trung Quốc. Đây là bằng chứng rõ ràng chứng minh khả năng lây lan từ người sang người của virus nCoV. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan phòng chống dịch bệnh quốc gia Mỹ (CDC) cũng đã lên tiếng xác nhận thông tin về việc lây nhiễm từ người sang người. Mỹ, Nhật và Italia đã tiến hành sơ tán công dân của nước mình khỏi thành phố Vũ Hán. Một số quốc gia khác như Úc, Ấn Độ, Pháp, Hàn Quốc và Vương quốc Anh cũng sẽ tiến hành đưa người dân nước mình ra khỏi Trung Quốc trong vài ngày tới.Trưa ngày 29-1: Theo website Bộ Y tế, tính đến 10:00 ngày 29-1, số người nhiễm nCoV trên toàn thế giới là 6.058, trong đó có 5.974 người ở 30 tỉnh thành của Trung Quốc. Số người tử vong do virus corona chủng mới tại Trung Quốc đã tăng đến 132 người. Không có trường hợp nào tử vong ngoài Trung Quốc. Ngoài Trung Quốc Đại lục, đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận có 84 người nhiễm nCoV-2019. Trong đó, Hong Kong 8, Macau 7, Đài Loan 8, Thái Lan 14, Úc 5, Singapore 7, Malaysia 4, Pháp 4, Hàn Quốc 4, Nhật Bản 7, Mỹ 5, Việt Nam 2 (1 trường hợp đã khỏi bệnh), Nepal 1, Canada 2, Campuchia 1, Sri Lanka 1, Đức 4.
Chiếc máy bay Boeing 767 của Hãng hàng không All Nippon của Nhật Bản  đưa 202 công dân nước này từ Vũ Hán về sân bay Haneda, Tokyo ngày 29-1. Ảnh: Kyodo News.
  • Ngày 28-1: Theo Telegraph và Hessenschau.de, Viện Virus học thuộc trường Đại học Marburg (Đức) đang làm việc cùng với các nhà khoa học đến từ Trung tâm Nghiên cứu Nhiễm trùng Đức để tạo ra vắc xin chống lại virus nCoV. Giám đốc Viện, ông Stephan Becker, cho biết sẽ mất ít nhất một năm để có thể xác định liệu phương pháp và vắc xin của nhóm ông có hiệu quả và an toàn hay không.
Tiến sĩ Stephan Becker (giữa) là người đứng đầu nhóm nghiên cứu vắc xin chống virus nCoV của trường Đại học Marburg, Đức. Ảnh: op-marburg.de
  • Theo Reuters, Hồng Kong đã chính thức cấm khách du lịch từ Trung quốc Đại lục đến hòn đảo này, đóng cửa hai tuyến đường sắt, đóng cửa phà sông và những tuyến xe buýt. Các chuyến bay từ Hồng Kông đến Trung Quốc Đại lục cũng sẽ bị cắt giảm một nửa. Từ 30-1, Hồng Kông cũng sẽ ngưng cấp thị thực cá nhân cho người từ Đại lục đến. Washing Post dẫn nguồn thông tin từ giới chức Thái Lan cho hay ước tính thiệt hại do nCoV với ngành du lịch nước này đã lên đến 1,6 tỉ đô la Mỹ. Các nước trong khu vực thường xuyên đón nhận khách từ Trung Quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc và Phillipines cũng bày tỏ sự bi quan với ảnh hưởng của virus nCoV lên nền kinh tế. Sau kì nghỉ lễ, thị trường chứng khoán Hàn Quốc và Nhật Bản mở cửa trở lại và lập tức ghi nhận sự sụt giảm lần lượt là 3% và 2,5%. 
  • Theo website của Bộ Y tế dẫn nguồn thông tin của Tân Hoa Xã (Trung Quốc), tính đến trưa 28-1, số người tử vong do virus corona chủng mới tại Trung Quốc đã tăng đến 107 người với 4.515 trường hợp nhiễm bệnh đã được xác nhận. Đến cuối ngày 28-1, có 65 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận ở 17 quốc gia và vùng lãnh thổ ngoài Trung Quốc. Không có trường hợp nào tử vong ngoài Trung Quốc. Tại Việt Nam, có 2 trường hợp dương tính với nCoV-2019, trong đó 1 trường hợp đã điều trị khỏi. Số trường hợp nghi ngờ (có dấu hiệu sốt, ho, đến từ vùng có dịch) là 64, trong đó 25 trường hợp đã xét nghiệm âm tính với nCoV; 39 trường hợp tiếp tục được cách ly, theo dõi chặt chẽ để không lây ra cộng đồng. Số trường hợp tiếp xúc với người bệnh nghi ngờ nhiễm nCoV là 56, hiện đang được cách ly, theo dõi chặt chẽ. Việt Nam khuyến khị những người trở về vùng có dịch tại Trung Quốc hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời, hoặc gọi đường dây nóng 19003228 nếu có thắc mắc.
  • CNN cho hay tính đến cuối ngày 27-1, đã có 82 người tử vong vì viêm phổi do virus nCoV-2019, với nạn nhân mới nhất là một người đàn ông 50 tuổi ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Châu Phi cũng đã phát hiện ca bệnh đầu tiên ở Bờ Biển Ngà, bệnh nhân là một sinh viên 34 tuổi đến từ Trung Quốc. Campuchia cũng đã xác nhận một trường hợp nhiễm nCoV. Người nhiễm là một người đàn ông Trung Quốc 60 tuổi từ Vũ Hán bay đến Campuchia cùng ba thành viên khác trong gia đình. Ba thành viên này được xác nhận âm tính với nCoV-2019.
  • Cũng theo CNN, Bộ Tài chính Trung Quốc ra thông báo chi 8,7 tỉ đô la trong năm 2020 để chặn đứng dịch viêm phổi do virus nCoV. Bộ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc Ma Xiaowei cũng đã chính thức lên tiếng xác nhận, virus nCoV có thể lây từ trước khi người mang mầm bệnh có triệu chứng nhiễm bệnh. Khả năng lây nhiễm của virus nCoV cũng đang có dấu hiệu mạnh lên, theo tiết lộ của ông Ma. Phát biểu trước truyền thông, ông William Schaffner, cố vấn của Trung tâm phòng và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cho rằng đây là thông tin làm đảo lộn toàn bộ nhận biết từ trước đến nay về dịch bệnh lần này. Ông Schaffner đánh giá, trước mắt, các nước sẽ phải đánh giá lại toàn bộ chương trình ứng phó của mình trong thời gian ngắn nhất.
  • Ngày 27-1: Theo Reuters, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đến thị sát Vũ Hán giữa lúc dịch viêm phổi cấp do chủng virus mới họ Corona (nCoV-2019) lan rộng đã khiến 80 người thiệt mạng cùng hơn 2.700 trường hợp nhiễm bệnh. Giới chức y tế Trung Quốc cho hay khả năng nCoV có thể lây lan ngày càng mạnh hơn và virus có thể lây cả trong thời gian ủ bệnh.
  • Ngày 26-1: Theo AP, dịch cúm nCoV đã lan đến Canada với ca bệnh đầu tiên là một người đàn ông 50 tuổi, sống tại thành phố Toronto. Đáng chú ý, trong đại dịch SARS toàn cầu năm 2003, Toronto cũng là ổ dịch đầu tiên và lớn nhất Canada với 44 nạn nhân tử vong.
  • Ngày 26-1: Theo Reuters, hơn 2.000 người trên toàn cầu đã bị nhiễm virus corona chủng mới, phần lớn tập trung ở Trung Quốc, trong đó có 56 ca tử vong tính đến ngày 26-1. Để hạn chế sự bùng phát của bệnh viêm phổi cấp do virus corona nCoV-2019 gây ra, công viên giải trí Disneyland và thủy cung Ocean Park Hong Kong sẽ đóng cửa từ hôm nay, 26-1.
  • Ngày 25-1: Theo The Guardian, nạn nhân mới nhất tử vong vì virus nCoV-2019 là một bác sĩ, 62 tuổi, đang trực tiếp ứng phó với bệnh dịch tại thành phố Vũ Hán. Đại đa số những người đã chết đều ở độ tuổi từ 60-89 tuổi, chưa có nạn nhân nào dưới 30 tuổi. Ông Hu Yinghai, Phó giám đốc Sở ngoại vụ tỉnh Hồ Bắc, đã đăng đàn xin trợ giúp trang thiết bị y tế, đặc biệt là khẩu trang cho tỉnh này. Hiện tại, đã có 17 thành phố ở tỉnh Hồ Bắc bị phong tỏa, với 50 triệu dân bị mắc kẹt trong tình trạng khan hiếm nhu yếu phẩm, một sự kiện mà WHO đánh giá là "chưa từng có trong lịch sử" dịch tễ học loài người. Tuy nhiên WHO vẫn chưa tuyên bố đây là đại dịch toàn cầu.
    Theo AFP, đến cuối ngày 25-1, đã có 1.313 ca được xác định nhiễm virus nCoV-2019 trên toàn cầu, trong đó mới nhất là 3 ca bệnh đầu tiên ở Pháp cũng như châu Âu, với hai bệnh nhân ở Paris và một ở Bordeaux.

Bản đồ mới nhất về số lượng ca mắc nCoV-2019 trên toàn cầu. Nguồn: AFP, ngày 25-1.

 

  • Ngày 25-1: Theo Reuters, đã có thêm 15 người tử vong ở tỉnh Hồ Bắc vì virus corona chủng mới, nâng tổng số nạn nhân thiệt mạng tại Trung Quốc lên đến 41 người và 1.300 ca nhiễm bệnh.
  • Ngày 24-1: Chủng virus corona mới (nCoV - 2019) đã khiến 25 người thiệt mạng và 830 ca bị lây nhiễm, theo lời công bố của Chính phủ Trung Quốc hôm 24-1.
  • Hôm 24-1, tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu sau cuộc họp khẩn kéo dài hai ngày rằng vẫn còn quá sớm để tuyên bố dịch viêm phổi do virus corona nCoV-2019 bùng phát tại Vũ Hán (Trung Quốc) là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu khiến quốc tế quan ngại. Theo đó, số ca nhiễm bệnh ngoài lãnh thổ Trung Quốc vẫn còn rải rác và chưa có dấu hiệu bùng phát thành dịch tại các quốc gia phát hiện người dương tính với virus corona nCoV-2019. Số trường hợp nhiễm nCoV vẫn tiếp tục gia tăng, nhưng đa số trường hợp tử vong được công bố nằm ở Vũ Hán - nơi nCoV được phát hiện đầu tiên vào cuối năm ngoái 2019. 
  • Ngày 23-1: Phát biểu sau phiên họp khẩn kéo dài một ngày, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết ông và các chuyên gia quốc tế trong Ủy ban Khẩn cấp của WHO còn cần thêm thông tin trước khi công bố bệnh viêm phổi do virus corona nCoV-2019 là đại dịch toàn cầu. Ông này yêu cầu chủ tịch Ủy ban Khẩn cấp, Tiến sĩ Didier Houssin, tiếp tục duy trì cuộc họp khẩn cấp vào ngày 24-1 và hứa hẹn sẽ "có rất nhiều điều để thông báo".
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: CNN.
  • Từ 10 giờ sáng ngày 23-1, chính quyền thành phố Vũ Hán tiến hành phong tỏa toàn bộ hệ thống giao thông công cộng của thành phố này. Cách duy nhất để rời khỏi Vũ Hán hiện nay là sử dụng xe cá nhân, nhân viên y tế được bố trí tại các trạm thu phí và trạm kiểm soát kiểm tra thân nhiệt những người rời khỏi thành phố.

    Cảnh sát phong tỏa nhà ga Hán Khẩu ở Vũ Hán. Ảnh: SCMP.
  • Ngày 23-1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã họp khẩn để sẽ đưa ra quyết định về việc liệu có đưa ra tuyên bố đại dịch toàn cầu đối với dịch bệnh viêm phổi do virus corona nCoV-2019 gây ra trong và ngoài Trung Quốc hay không.
  • Trong ngày 22-1, Mỹ phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm virus nCoV-2019, là một công dân Mỹ gốc Trung Quốc, 30 tuổi, đã đến du lịch ở Vũ Hán vào giữa tháng 1-2020. Được tin này, Tổng thống Donald Trump đã phát biểu khi đang dự Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, rằng Mỹ đã có những kế hoạch chuẩn bị và sẽ giải quyết tốt dịch bệnh này.

    Tổng thống Mỹ Donal Trump phát biểu tại Diễn đàn Davos hôm 22-1. Ảnh: Reuters.
  • Đến hết ngày 22-1, đã có 16 nhân viên y tế bị lây nhiễm novel coronavirus trong quá trình làm nhiệm vụ. Ngoài ra, có 17 ca nhiễm bệnh đã tử vong, tất cả đều ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
  • Cũng trong ngày 21-1, giới chức Đài Loan (Trung Quốc) đã xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm chủng virus, là một phụ nữ 50 tuổi, từng đến Vũ Hán và bị sốt vào khoảng ngày 11-1. 
  • Cho đến ngày 21-1, tất cả những trường hợp được phát hiện mắc phải bệnh viêm phổi lạ đều đã từng đến hoặc đến từ thành phố Vũ Hán. Số bệnh nhân ở Trung Quốc tăng vọt từ 278 lên 314 chỉ sau một ngày.

    Số lượng người nhiễm bệnh và tử vong do virus 2019-nCoV ở Trung Quốc tăng vọt chỉ sau vài ngày. Ảnh: SCMP.
  • Trong 278 ca mắc bệnh ở Trung Quốc, có 258 trường hợp là ở tỉnh Hồ Bắc, 14 trường hợp ở tỉnh Quảng Đông, 5 trường hợp ở Bắc Kinh và 1 đến từ Thượng Hải. Trong số này, 51 bệnh nhân đang cực kỳ suy yếu, 12 bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch và 6 người đã chết.
  • Ngày 20-1, Hàn Quốc ghi nhận ca nhiễm novel coronavirus đầu tiên. Đến thời điểm này, đã có 282 trường hợp được xác định mắc chủng virus corona nCoV-2019. Trong đó Trung Quốc có 278 ca, tăng gần 7 lần chỉ sau 17 ngày, Thái Lan 2 ca, Nhật Bản 1 ca và Hàn Quốc 1 ca.
  • Ngày 15-1, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản xác nhận ca nhiễm novel coronavirus gây bệnh viêm phổi đầu tiên tại nước này. Bệnh nhân là một nam thanh niên Nhật Bản, đến Vũ Hán du lịch vào đầu tháng 1-2020.
  • Ngày 13-1, chỉ một ngày sau khi Trung Quốc công bố nguyên nhân của dịch bệnh mới, Bộ trưởng Y tế công cộng Thái Lan Anutin Charnvirakul thông báo nước này đã ghi nhận ca viêm phổi lạ đầu tiên do nhiễm chủng novel coronavirus mới. Bệnh nhân là một nữ du khách đến từ Vũ Hán, Trung Quốc.
  • Cùng ngày 12-1-2020, loại virus gây bệnh lạ được xác định có tên gọi là novel coronavirus, với mã định danh là nCoV-2019.
  • Nguyên nhân cũng được phía Trung Quốc đưa ra, là do một loại virus thuộc họ virus corona. Trung Quốc chia sẻ bộ mã gene của chủng virus này cho các nước để mỗi quốc gia nghiên cứu tìm cách phòng tránh.
  • Ngày 12-1-2020, Ủy ban Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc bắt đầu "hé lộ" những thông tin đầu tiên về dịch bệnh bất ngờ này. Theo đó, các trường hợp mắc bệnh đều có liên quan đến việc lui tới khu chợ hải sản Huanan ở thành phố Vũ Hán.

    Khu chợ hải sản Huanan, nơi được cho là điểm khởi đầu của dịch viêm phổi lạ từ Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Foreign Policy.
  • Ngày 3-1-2020, sau bốn ngày từ thông báo đầu tiên về bệnh viêm phổi "lạ", đã có đến 44 trường hợp viêm phổi dạng này được báo cáo về văn phòng WHO ở Trung Quốc. Nguyên nhân vẫn chưa được đề cập 
  • Ngày 31-12-2019, Văn phòng Trung Quốc của WHO tiếp nhận thông báo về những trường hợp viêm phổi không rõ nguyên nhân, được phát hiện ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Cách phòng tránh lây nhiễm virus corona nCoV-2019:

  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay có cồn
  • Dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay che mũi miệng khi ho, hắt hơi.
  • Tránh tiếp xúc với người có biểu hiện ho cảm và hắt hơi.
  • Nấu chín kỹ thức ăn có nguồn gốc động vật, đặc biệt là thịt và trứng.
  • Không tiếp xúc với động vật hoang dã và động vật nuôi lạ mà không có đồ dùng phòng hộ.
  • Đeo khẩu trang y tế khi có biểu hiện bị cúm, ho.

Đôi điều về virus corona nCoV -2019:Đây là một virus thuộc họ corona (tiếng Tây Ban Nha nghĩa là vương miện), được đặt tên theo hình dạng của chúng, với những chiếc gai giống như trên những chiếc vương miện phương Tây.Thông thường họ virus này chỉ lây giữa động vật với động vật, ngoại trừ virus gây bệnh hô hấp cấp SARS, vi rút gây hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) và loại virus nCoV - 2019 gây bệnh viêm phổi ở Vũ Hán.Các nhà khoa học Trung Quốc và Singapore đã nêu giả thuyết khá chắc chắn, cho rằng khu chợ hải sản Huanan tập trung nuôi nhốt nhiều loại động vật hoang dã lẫn hải sản, là nơi tạo ra điều kiện để nCoV-2019 lây truyền từ loài vật này sang loài vật khác. Quá trình đó làm cho chủng virus này biến dị và gây ảnh hưởng lên con người.Virus 2019-nCoV cho đến nay được xác định là lây truyền tương tự như bệnh cúm thường, tức là thông qua dịch tiết cơ thể văng ra khi sổ mũi, ho; thông qua tiếp xúc thân mật và hôn môi; thông qua việc tiếp xúc với vật nhiễm virus bằng tay và sau đó chạm, dụi vào mắt, mũi và miệng.Thông tin ban đầu cho thấy nCoV-2019 không dễ lây lan như virus SARS. Tuy nhiên, điều khiến giới chuyên môn lo lắng là khả năng biến dị của nó có thể làm cho loại virus này trở nên ngày càng nguy hiểm hơn.

Vũ Hoàng - Hoàng Nhung

Theo WHO, The StraitTimes, CNN, Reuters

4 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là Di sản...

0
UNESCO chính thức ghi danh di sản lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách Di sản văn hoá phi vật...

Việt Nam từ trên cao: Tiểu chủng viện trăm tuổi giữa...

0
(SGTT) - Nằm giữa cánh đồng lúa của huyện Tuy Phước, tiểu chủng viện Làng Sông là công trình tôn giáo nổi bật tại...

Chinh phục đỉnh Tà Năng – Phan Dũng mùa cỏ cháy

0
(SGTT) - Những ngày đầu tháng 12, cung đường trekking Tà Năng - Phan Dũng được nhuộm vàng bởi trảng cỏ khô trải dài....

Những thách thức với hào quang xuất khẩu của Việt Nam

0
(SGTT) - Báo cáo Việt Nam 2045 - Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi của Ngân hàng...

Thêm APG, Việt Nam có hai tuyến cáp quang biển gặp...

0
(SGTT) - Trong khi tuyến cáp quang biển AAE-1 đang gặp sự cố, chưa được khôi phục thì mới đây ghi nhận thêm một...

Khám phá ẩm thực quê hương TikToker Lê Tuấn Khang ’11...

0
(SGTT) - Sau khi được vinh danh ở hạng mục "Nhà sáng tạo nội dung giải trí của năm" do TikTok vừa tổ chức,...

Kết nối