(SGTT) – Cá thác lác và bông bí là hai nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực dân dã miền Tây. Từ sự kết hợp này, lẩu cá thác lác bông bí ra đời, mang đến cho thực khách một trải nghiệm ẩm thực vừa mới lạ vừa thân quen.
- Trưa nay ăn gì: Salad thập cẩm, đủ đầy dư vị từ thịt đến rau củ
- Trưa nay ăn gì: Cơm văn phòng với ba rọi kho thơm
Cá thác lác thường được người bán ở chợ nạo lấy phần thịt phi lê hai bên thân, sau đó trộn với ít gia vị, quết thành viên tròn, vuông hoặc tạo hình tùy theo người nấu. Sau đó, cá được nêm với các gia vị như tiêu, tỏi, ớt, hành lá, ngò rí hoặc thì là… Mỗi người có cách quết khác nhau để tạo ra chả cá theo ý muốn.
Nước dùng lẩu thường được nấu từ xương ống heo, vừa dễ tìm mua vừa mang lại hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, để nước dùng trong và thơm, bí quyết nằm ở việc thường xuyên hớt bọt, tránh phần tiết ra từ xương làm nước bị đục.
Bông bí là loại hoa dân dã, thường xuất hiện trong các món ăn của người dân miền sông nước. Từ nguyên liệu này, đầu bếp có thể sáng tạo nhiều món ăn, đặc biệt là dùng làm rau nhúng lẩu. Bông bí cần được sơ chế đúng cách: chọn bông tươi non, búp nhiều, sau đó tước sạch lớp xơ ở cọng và tách bỏ phần nhụy bên trong nếu thực khách không quen vị đắng.
Ngoài bông bí, nồi lẩu còn có thể kết hợp thêm các loại rau khác như khổ qua, rau tần ô, cải thảo, mồng tơi, nấm... Khi thực khách gọi món, người nấu sẽ đổ nước dùng vào nồi lẩu, bày ra phần cá thác lác và rau nhúng kèm. Để món ăn thêm phong phú, có thể gọi thêm thịt bò, tôm hoặc hải sản.
Vào những ngày cuối tuần, thực khách có thể thưởng thức món lẩu này tại các quán ăn, nhà hàng hoặc tự trổ tài bếp núc với công thức sau đây.
Theo amthucvungmien, monngonmoingay, shopeefood