Dấu xưa – Hồn phố: Về Bắc Ninh thăm chùa Phật Tích ngàn năm 29/12/2024 Khám phá 33 bảo vật quốc gia vừa được công nhận Tìm về bảo tàng không gian văn hóa Mường ở Hòa Bình Về thăm khu di tích Lệ Chi Viên ở Bắc Ninh Đan viện cổ với kiến trúc gothic ở Ninh Bình Cây bồ đề buông rễ ‘ôm’ ngôi đình trăm tuổi ở Tiền Giang Huế sân khấu hóa lễ Thiết triều Nguyên đán thời Nguyễn Ghé thăm Thèn Pả, làng Mông trăm năm dưới cột cờ Lũng Cú Thăm làng cổ Ma Lé trăm năm trên cao nguyên đá Hà Giang Share FacebookTwitterWhatsAppLinkedin (SGTT) - Nằm ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, chùa Phật Tích là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời mang đậm dấu ấn thời Lý. Dấu xưa – Hồn phố: Về An Giang khám phá kiến trúc chùa Chi Cà Ên Dấu xưa – Hồn phố: Về Ninh Bình ghé thăm làng gốm Gia Thủy Dấu xưa – Hồn phố: Tìm về Hưng Miếu, nơi thờ song thân vua Gia Long Theo VTV.vn, chùa Phật Tích được dựng vào khoảng thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10, là nơi lưu giữ những bảo vật quốc gia và tác phẩm điêu khắc dân gian độc đáo. Ảnh: Bảo Ân Vào thời Trần, ngôi tháp bị đổ và lộ ra một bức tượng Phật A Di Đà bằng ngọc. Bức tượng Phật ngồi thiền vẫn được lưu giữ đến ngày hôm nay. Tên chùa Phật Tích cũng được ra đời kể từ khi tượng được phát lộ. Ảnh: Bảo Ân. Hiện nay, chùa Phật Tích có bảy gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, năm gian bảo thờ Phật, Đức A Di Đà cùng các vị Tam Thế, tám gian nhà Tổ và bảy gian nhà thờ Mẫu. Ảnh: Bảo Ân. Chính điện của chùa Phật Tích là nơi tôn trí pho tượng Phật A Di Đà được tạo tác bằng đá xanh, được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013. Ảnh: Bảo Ân. Dãy cột gỗ lim hàng ngàn năm tuổi trong chùa mang lại nét cổ kính. Ảnh: Bảo Ân. Ngoài ra, chùa Phật Tích còn nổi tiếng bởi bức tượng Phật A Di Đà cao 27m nằm trên đỉnh núi. Đây là phiên bản được lấy nguyên mẫu từ tượng Phật A Di Đà trong chùa, được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Ảnh: Bảo Ân. Bảo tháp của chùa Phật Tích. Ảnh: Bảo Ân. Đường lên chùa Phật Tích. Ảnh: Bảo Ân Theo Cục Di sản văn hóa, chùa Phật Tích đã được công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt vào năm 2014. Ảnh: Bảo Ân. Lễ hội chùa Phật Tích thường được diễn ra trong ba ngày, từ mùng Ba đến mùng Năm Tết Nguyên Đán hàng năm. Ảnh: Bảo Ân. Đăng Huy - Bảo Ân Share FacebookTwitterWhatsAppLinkedin Tagsdấu xưa hồn phốdu lịch văn hóa Bài trướcLễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 sẽ có 6 đêm thiBài tiếp theoBức tranh kinh tế TPHCM năm 2024 BÌNH LUẬN Hủy trả lời Bình luận: Vui lòng nhập bình luận của bạn Tên:* Vui lòng nhập tên của bạn ở đây Email:* Bạn đã nhập một địa chỉ email không chính xác! Vui lòng nhập địa chỉ email của bạn ở đây Website: Lưu tên, email và trang web của tôi trong trình duyệt này cho lần tiếp theo tôi nhận xét. + 5 = 13 Nhiều người quan tâm Đời sống Thương Hiệu Vàng TPHCM hướng đến chuyển đổi xanh, chuyển đổi số Mách nhỏ Hướng dẫn phản ánh vi phạm giao thông qua ứng dụng VNeTraffic Hương vị Sài Gòn Đổi vị bữa sáng với bánh mì và xôi thịt bò nướng Công nghệ Cáp quang biển AAE-1 vừa khôi phục, tuyến IA lại gặp sự cố Đời sống Thương Hiệu Vàng TPHCM 2024 vinh danh 29 doanh nghiệp tiên phong về đổi mới và bền vững Cùng chủ đề Khám phá 33 bảo vật quốc gia vừa được công nhận Hoài Phong - 03/01/2025 Tìm về bảo tàng không gian văn hóa Mường ở Hòa Bình Hoài Phong - 03/01/2025 Về thăm khu di tích Lệ Chi Viên ở Bắc Ninh Hoài Phong - 03/01/2025 Đan viện cổ với kiến trúc gothic ở Ninh Bình Hoài Phong - 02/01/2025 Cây bồ đề buông rễ ‘ôm’ ngôi đình trăm tuổi ở Tiền Giang Hoài Phong - 02/01/2025 Huế sân khấu hóa lễ Thiết triều Nguyên đán thời Nguyễn Trung Chau - 01/01/2025