Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024

Nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng thẳng nhất, ngắn nhất

(SGTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo nghiên cứu kỹ lưỡng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, ưu tiên xây dựng tuyến đường thẳng và ngắn nhất, không tuân theo lộ trình cũ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Lào Cai. Ảnh: TTXVN

Chiều 22-12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã hội tại thành phố Lào Cai, TTXVN đưa tin.

Dự án đường sắt cao tốc Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với tổng mức đầu tư 11,6 tỉ đô la Mỹ, dài gần 400 km, sẽ khởi công vào cuối năm 2025 và hoàn thành vào cuối năm 2030. Tuyến đường sẽ kết nối 9 tỉnh thành Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.

Tại địa điểm khảo sát nơi kết nối với đường sắt Trung Quốc và ga Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án để đảm bảo khởi công đồng loạt vào cuối năm 2025. Bộ cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương liên quan để đẩy nhanh tiến độ.

Để đảm bảo dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được triển khai nhanh nhất, Thủ tướng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng rút gọn các thủ tục hành chính, linh hoạt áp dụng hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu cho các gói thầu, điều chỉnh tuyến đường theo hướng thẳng và ngắn nhất, tối ưu hóa hệ thống ga.

Ngoài ra, thiết kế tuyến đường phải đảm bảo kết nối đồng bộ với đường sắt Trung Quốc, cả về vận tốc và khổ đường. Việc phối hợp chặt chẽ với phía Trung Quốc là cần thiết để đảm bảo quá trình kết nối diễn ra suôn sẻ.

Cùng với việc hoàn thiện tuyến đường sắt, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ để xây dựng một hệ sinh thái dịch vụ hoàn chỉnh xung quanh tuyến đường, từ các khu logistics, kho bãi đến các trung tâm thương mại, đô thị mới, khai thác tối đa tiềm năng của tuyến đường và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải lập tổ công tác chuyên trách, do một Thứ trưởng phụ trách triển khai dự án. Các địa phương có tuyến đường sắt đi qua phải chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng phục vụ dự án.

Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai dự án. Bất kỳ vướng mắc, khó khăn nào phát sinh đều phải được báo cáo kịp thời lên Chính phủ và các cấp có thẩm quyền để tìm kiếm giải pháp phù hợp.

Gia Nghi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thông xe tuyến quốc lộ 27C qua đèo Khánh Lê từ...

0
(SGTT) - Liên quan đến sự cố sạt lở trên đèo Khánh Lê, đại diện Khu Quản lý đường bộ 3 (Cục Đường bộ...

Thông một làn xe qua đèo Khánh Lê sau 4 ngày...

0
(SGTT) - Sở Giao thông vận tải tỉnh Khánh Hòa cho biết, sáng sớm hôm nay (19-12), điểm ách tắc giao thông cuối cùng...

Đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu đầu tư cao tốc Nha...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông vận tải đang phối hợp với hai tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hòa nghiên cứu giai đoạn chuẩn bị đầu...

Nhanh chóng triển khai mở rộng cao tốc TPHCM – Trung...

0
(SGTT) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo số 558/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc...

Khởi công dự án cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một...

0
(SGTT) - Hôm nay (14-12), tỉnh Bình Phước tổ chức Lễ động thổ công trình đường cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một -...

Thông đường Hồ Chí Minh từ Cao Bằng đến Cà Mau...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu hoàn thành các dự án thành phần đường Hồ Chí Minh vào năm 2025,...

Kết nối