Thứ năm, Tháng năm 22, 2025

Thanh Hóa công bố 12 cung đường trekking trong rừng

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa công bố 12 tuyến du lịch đi bộ trong rừng (trekking tour) tại các huyện miền núi của tỉnh.
12 tuyến du lịch đi bộ trong rừng này nằm chủ yếu tại 3 huyện Bá Thước, Quan Hóa, Thường Xuân. Ảnh: Đăng Huy

Theo Trung tâm Thông tin Du lịch thuộc Cục Du lịch Quốc gia, các tuyến du lịch trekking trong rừng do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức trải dài trên địa bàn các huyện Bá Thước, Quan Hóa và Thường Xuân.

Cụ thể, huyện Bá Thước có bốn tuyến, gồm tuyến trekking đỉnh Pù Luông; tuyến trekking mạo hiểm hòn Con Sói; tuyến trekking đỉnh Pù Luông - hòn Con Sói và tuyến trekking cung đường di sản Pù Luông (liên huyện Bá Thước - Quan Hóa).

Huyện Quan Hóa có ba tuyến, gồm tuyến trekking đỉnh Pù Hu; tuyến trekking cây di sản chò xanh và tuyến trekking đỉnh Pù Hu - cây di sản chò xanh.

Huyện Thường Xuân có năm tuyến, gồm tuyến trekking đỉnh Pù Gió; tuyến trekking thăm cây di sản pơ mu, sa mu; tuyến trekking ngắm voọc xám và vượn đen má trắng; tuyến trekking ngắm voọc xám, vượn đen má trắng và thăm cây di sản pơ mu, sa mu; và tuyến trekking đỉnh Pù Xèo - thác 7 tầng - di tích lịch sử Hội thề Lũng Nhai.

Ngoài các tuyến du lịch trên, các tour trekking cũng có thể được thiết kế dựa trên nhu cầu và sở thích của khách du lịch.

Khu vực các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng, cảnh quan đẹp. Ảnh: Luân Lavender

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Nguyễn Văn Thi, đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tiếp tục chủ động khảo sát, thiết kế và xây dựng thêm các tuyến trekking mới trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh.

Đồng thời, các huyện Quan Hóa, Thường Xuân, Bá Thước, Ban Quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, và các khu, điểm du lịch cần tích cực hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành trong việc khai thác các tuyến du lịch trekking.

Đặc biệt, cần chú trọng công tác quản lý, giám sát và bảo vệ tài nguyên rừng, cũng như công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Các biển hướng dẫn nội quy và quy chế trong rừng và trên các cung đường trekking cần được rà soát và bổ sung.

Doanh nghiệp khai thác tour du lịch trekking cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách du lịch và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa các dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Trong 10 tháng năm 2024, tỉnh Thanh Hoá đã đón gần 14,7 triệu lượt khách du lịch, với tổng thu du lịch đạt hơn 32.440 tỉ đồng, tăng 38,5% so với cùng kỳ.

Đăng Huy

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Làm gì khi bị lạc trong lúc leo núi?

0
(SGTT) - Leo núi là hoạt động thể thao mạo hiểm, thu hút nhiều người yêu thích khám phá và thử thách bản thân....

Chinh phục ngọn núi lửa cao thứ hai ở Indonesia

0
(SGTT) - Núi Rinjani cao khoảng 3.726m so với mực nước biển, là một trong những ngọn núi lửa nổi tiếng ở Indonesia vẫn...

Về Bình Phước khám phá hồ thủy điện Thác Mơ

0
(SGTT) - Hồ thủy điện Thác Mơ là hồ nước nhân tạo nằm dưới chân núi Bà Rá – ngọn núi cao nhất tỉnh...

Lên Bảo Lộc cắm trại, ngắm bình minh tại đồi Dổi

0
(SGTT) – Trong kỳ nghỉ lễ 30-4, nhiều du khách lựa chọn những điểm đến gần gũi thiên nhiên để cắm trại, thư giãn....

Gợi ý 10 điểm cắm trại gần TPHCM cho kỳ nghỉ...

0
(SGTT) – Trong dịp lễ 30-4, du khách có thể tận hưởng không gian trong lành, hòa mình vào thiên nhiên qua những chuyến...

Việt Nam có vườn quốc gia thứ 35 tại Thanh Hóa

0
(SGTT) - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa vừa công bố quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân...

Kết nối