Thứ bảy, Tháng mười một 16, 2024

Thăm những làng nghề truyền thống trong đề cử ‘Top 7 Ấn tượng Việt Nam’ 2024

Du lịchHành trình - Điểm đếnThăm những làng nghề truyền thống trong đề cử ‘Top 7 Ấn...
(SGTT) – Thông qua đề cử “Top 7 Ấn tượng Việt Nam”, các làng nghề truyền thống trên cả nước mang đến cho du khách những trải nghiệm du lịch mới lạ, ấn tượng.

Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu, Hà Nội

Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, đã tồn tại hơn 100 năm. Nơi đây nổi tiếng với quy trình làm tăm hương thủ công gồm các công đoạn như chẻ vầu, vót tăm, nhuộm màu và phơi khô.

Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Làng nghề không chỉ cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và quốc tế, mà còn là địa điểm tham quan dành cho những người yêu thích tìm hiểu văn hóa truyền thống.

Bình chọn cho Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu, Hà Nội vào "Top 7 Ấn tượng Việt Nam" tại đây.

Làng nghề đan đó Thủ Sỹ, Hưng Yên

Làng Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, là nơi bảo tồn nghề đan đó truyền thống. Sản phẩm "đó" được làm từ nứa, qua các công đoạn thủ công như vót nan, đan và hun trên gác bếp để tăng độ bền.

Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Đây là một trong những làng nghề thu hút du khách và nhiếp ảnh gia bởi khung cảnh thanh bình cùng các hoạt động sản xuất đặc trưng.

Bình chọn cho Làng nghề đan đó Thủ Sỹ, Hưng Yên vào "Top 7 Ấn tượng Việt Nam" tại đây.

Làng nghề làm tương bần, Hưng Yên

Nghề làm tương bần tại thị trấn Bần Yên Nhân, tỉnh Hưng Yên, nổi tiếng với các chum tương được ủ thủ công từ nếp, đậu và nước muối. Mỗi năm, từ tháng 3 đến tháng 8, khi thời tiết nắng ráo, là thời điểm thuận lợi để chế biến tương.

Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Với vị trí gần Hà Nội (chưa tới 30 km), làng nghề là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu một sản phẩm truyền thống độc đáo.

Bình chọn cho Làng nghề làm tương bần, Hưng Yên vào "Top 7 Ấn tượng Việt Nam" tại đây.

Làng nghề mây tre đan Hoằng Thịnh, Thanh Hóa

Làng nghề mây tre đan Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, có lịch sử từ cuối thế kỷ 19. Sản phẩm tại đây được tạo ra qua các công đoạn thủ công như chẻ, vót mây và phơi sấy kỹ lưỡng, đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ.

Ảnh: Bảo Ân.

Hiện nay, nghề mây tre đan không chỉ mang lại thu nhập cho nhiều gia đình mà còn là nét văn hóa đặc trưng của địa phương.

Bình chọn cho Làng nghề mây tre đan Hoằng Thịnh, Thanh Hóa vào "Top 7 Ấn tượng Việt Nam" tại đây.

Làng nghề đan thúng chai Phú Mỹ, Phú Yên

Làng Phú Mỹ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nổi tiếng với nghề đan thúng chai từ tre. Công đoạn trét dầu rái, giúp sản phẩm chống thấm nước và bền hơn, là điểm nhấn trong quy trình sản xuất.

Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa

Thúng chai không chỉ là công cụ đánh bắt thủy sản mà còn là sản phẩm thể hiện kỹ thuật và sự khéo léo của người thợ.

Bình chọn cho Làng nghề đan thúng chai Phú Mỹ, Phú Yên vào "Top 7 Ấn tượng Việt Nam" tại đây.

Làng nghề guốc mộc, Bình Dương

Tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, nghề làm guốc mộc có lịch sử hơn 100 năm. Các sản phẩm guốc tại đây từng được ưa chuộng nhờ độ bền và sự tinh xảo.

Ảnh: Gia Nghi

Hiện nay, làng nghề vẫn tiếp tục duy trì hoạt động, trở thành một trong những điểm đến làng nghề tiêu biểu của tỉnh.

Bình chọn cho Làng nghề guốc mộc, Bình Dương vào "Top 7 Ấn tượng Việt Nam" tại đây.

Làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa, Vĩnh Long

Làng nghề tàu hủ ky tại xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, là địa điểm thu hút du khách đến tìm hiểu quy trình sản xuất truyền thống. Nghề này đã tồn tại qua nhiều thế hệ, với các công đoạn như ủ đậu, tráng mỏng và phơi khô.

Ảnh: Nguyễn Tuấn

Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 10 km và thành phố Vĩnh Long khoảng 30 km, làng nghề dễ dàng tiếp cận cho du khách. Ngoài việc quan sát các công đoạn chế biến, du khách có thể tìm hiểu thêm về lịch sử phát triển và giá trị văn hóa của nghề làm tàu hủ ky tại đây.

Bình chọn cho Làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa, Vĩnh Long vào "Top 7 Ấn tượng Việt Nam" tại đây.

Làng nghề dệt thổ cẩm Châu Phong, An Giang

Tại xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm đã hình thành và phát triển từ đầu thế kỷ 19. Đây là một nghề truyền thống gắn liền với đời sống văn hóa địa phương.

Ảnh: Bảo Ân

Trước kia, hầu hết các gia đình Chăm đều sở hữu khung dệt, và kỹ thuật dệt được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện nay, dù số lượng người làm nghề giảm, sản phẩm thổ cẩm vẫn giữ được nét đặc trưng và được tiêu thụ rộng rãi.

Bình chọn cho Làng nghề dệt thổ cẩm Châu Phong, An Giang vào "Top 7 Ấn tượng Việt Nam" tại đây.

Làng nghề dệt chiếu Long Cang, Long An

Xã Long Cang, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, là địa phương nổi tiếng với nghề dệt chiếu. Các sản phẩm như chiếu trơn, chiếu hoa và chiếu in được sản xuất qua nhiều công đoạn, từ chẻ, nhuộm lác đến dệt.

Ảnh: Nguyên Phong

Nghề dệt chiếu tại đây không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt mà còn góp phần bảo tồn giá trị văn hóa lâu đời của vùng đất này.

Bình chọn cho Làng nghề dệt chiếu Long Cang, Long An vào "Top 7 Ấn tượng Việt Nam" tại đây.

Chương trình “Top 7 Ấn tượng Việt Nam” năm 2024 được tổ chức với mong muốn giới thiệu đến du khách những điểm đến mới lạ, chưa nhiều người biết đến ở Việt Nam, góp phần quảng bá du lịch của các địa phương trên cả nước.Chương trình có 5 hạng mục đề cử, gồm Top 7 trải nghiệm du lịch ấn tượng, Top 7 công trình kiến trúc độc đáo, Top 7 cảnh đẹp bất ngờ nhìn từ không trung, Top 7 điểm du lịch có cảnh đẹp ấn tượng và Top 7 điểm du lịch sinh thái.

Bạn đọc yêu thích du lịch, mong muốn chia sẻ và giới thiệu những điểm đến mới lạ, trải nghiệm du lịch hấp dẫn có thể gửi hình ảnh đề cử vào email: top7atvn@kinhtesaigon.vn với nội dung: Đề cử “Ấn tượng Việt Nam 2024” | Tên hạng mục.Các đề cử sẽ được cập nhật trên website chính thức của chương trình: https://top7vietnam.sgtiepthi.vn/. Ảnh/clip gửi đề cử kèm nội dung giới thiệu ngắn về địa điểm, thông tin tác giả và khoảng thời gian chụp.Thời gian nhận đề cử: Đến hết ngày 20-11-2024. Đồng thời, cổng bình chọn "Top 7 Ấn tượng Việt Nam" năm 2024 cũng sẽ được mở song song, từ ngày nhận đề cử đến hết ngày 31-12-2024. Độc giả có thể tham gia bình chọn cho các đề cử "Top 7 Ấn tượng Việt Nam" năm 2024 tại đây.

Đăng Huy

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục