Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Nghề nấu mì Quảng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề chế biến mì Quảng ở Quảng Nam hội tụ những giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc xứ Quảng. Qua đó, nghề này vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Một tô mì Quảng truyền thống, mang hương vị ẩm thực xứ Quảng. Ảnh: Tiên Sa

Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Quảng Nam, cho hay Bộ trưởng VH-TT-DL vừa ký quyết định số 2327/QĐ-BVHTTDL về việc đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Tri thức dân gian mì Quảng tỉnh Quảng Nam.

Theo đó, mì Quảng không chỉ là món ăn mà còn là cả một câu chuyện văn hóa xứ Quảng. Sợi mì vàng óng, làm từ bột gạo xay mịn cùng nước dành dành và trứng gà, mang đến màu sắc bắt mắt. Đặc biệt, lớp rau sống đa dạng với đủ loại như húng quế, xà lách, cải non tạo nên bức tranh màu sắc tươi tắn, kích thích vị giác. Phần nước dùng đặc sánh, hầm từ xương heo, hòa quyện cùng vị ngọt của các loại thịt như cá, gà, heo... Cùng với đó là bánh tráng giòn tan, đậu phộng rang thơm bùi.

Tại sự kiện Hội nghị APEC 2017 tổ chức tại Đà Nẵng, Mì Quảng được chọn làm món ăn trong yến tiệc phục vụ các nguyên thủ quốc gia tham dự Hội nghị đã phần nào minh chứng cho những giá trị văn hóa ẩm thực của Mì Quảng. Hay như chuyên trang ẩm thực Taste Atlas cũng đã đưa ra danh sách 100 món ăn ngon nhất Việt Nam để thực khách quốc tế trải nghiệm, trong đó có mì Quảng.

Trước đó, ngày 10-8-2023, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Bộ VH-TT-DL về việc đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề chế biến mì Quảng tại tỉnh Quảng Nam. Như vậy, đến nay, Quảng Nam đã sở hữu 13 Di sản phi vật thể quốc gia, là Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát bả trạo; Nghệ thuật Bài Chòi; Nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu; Nghệ thuật trình diễn dân gian tâng tung da dá của người Cơ Tu; Tập quán xã hội và tín ngưỡng Nghi lễ dựng Cây nêu và bộ Gu của người Co; Nói lý, hát lý của người Cơ Tu; Nghề mộc Kim Bồng; Nghề khai thác yến sào Thanh Châu; Lễ hội Bà Thu Bồn; Lễ hội Bà Phường Chào; Lễ Tết Nguyên tiêu ở Hội An; Tết Trung thu ở Hội An và Mì Quảng.

Các nhà nghiên cứu cho rằng mì Quảng ra đời từ thế kỷ XVI, thời Chúa Nguyễn, khi người Việt di cư vào Quảng Nam với số lượng lớn. Làng Phú Chiêm được xem là cái nôi của món ăn này, với những nét đặc trưng riêng biệt. Tuy nhiên, giả thuyết được nhiều người đồng tình nhất là mì Quảng xuất hiện từ thời chúa Nguyễn, khi Hội An trở thành một thương cảng sầm uất. Sự giao thoa văn hóa giữa người Việt, người Chăm, người Hoa, người Nhật và người châu Âu đã tạo ra một món ăn độc đáo, mang đậm dấu ấn của vùng đất Quảng Nam.

Theo toquoc, Sài Gòn Giải Phóng, nld.com.vn, tcdulichtphcm

Phúc An

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Khám phá ẩm thực nơi cổ trấn ở Hà Nội

0
(SGTT) - Nằm cách trung tâm Hà Nội hơn 40km, làng cổ Đường Lâm đến nay vẫn giữ được vẻ mộc mạc, giản dị...

Độc đáo món mì dùng cọng hành gắp thay đũa ở...

0
(SGTT) - Bắt nguồn từ vùng Aizu, tỉnh Fukushima, Nhật Bản, mì Negi Soba gây thích thú cho thực khách khi dùng cọng hành...

Đầu bếp Mỹ gợi ý ba quán bún bò nên thử...

0
(SGTT) - Trong tập phát sóng gần đây trên kênh YouTube của mình, đầu bếp người Mỹ - Chad Kubanoff đã thử vị bún...

Những nhà hàng có menu tiệc cho riêng ngày 20-10

0
(SGTT) – Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10), một số nhà hàng tại TPHCM thiết kế riêng những menu tiệc để mọi người...

Bốn loại củ, gia vị làm vị nền cho món bò...

0
(SGTT) - Bò kho là món ăn thường thấy trong bữa cơm gia đình hay mâm tiệc tùng. Tuy nhiên, để món bò kho...

Công thức món chè Việt lọt top 100 món tráng miệng...

0
(SGTT) - Có màu sắc bắt mắt với nhận diện ba màu đặc trưng, món chè ba màu vừa được Taste Atlas ghi nhận...

Kết nối