(SGTT) – Nhắc đến nền ẩm thực Nhật Bản, mọi người thường nghĩ đến sushi, sashimi hay một số món nướng mà quên mất ẩm thực về lẩu cũng rất đặc sắc. Theo đó, nồi lẩu cuối tuần hôm nay chọn giới thiệu một kiểu lẩu phổ biến của người Nhật là nabemono.
- Trưa nay ăn gì: Giòn sần sật món tai heo cuốn bánh tráng
- Trưa nay ăn gì: Bữa trưa quen thuộc vị ‘cơm tấm’ cùng chả trứng hấp
- Trưa nay ăn gì: Bánh củ cải chiên cho bữa trưa thứ Sáu
Các món lẩu Nhật Bản thường được nấu nhiều vào mùa Đông, để khi thực khách dùng bữa cảm nhận độ ấm bụng, dễ chịu. Tuy nhiên, về Việt Nam, thực khách Việt đón nhận các món lẩu Nhật Bản và dùng bất kỳ giấc khoảng thời gian nào.
Với món lẩu hôm nay, nabemono là tên gọi chung của món lẩu mà tùy vào mỗi địa phương, vùng miền có một số sự biến tấu. Chia theo tên gọi cụ thể món ăn: Chankonabe (món lẩu phục vụ cho những sumo Nhật), Motsunabe (lẩu bò hoặc heo tươi), Oden (lẩu có trứng luộc, daikon, konjac), shabu-shabu (lẩu có thịt cắt lát mỏng), Yudofu (lẩu đậu nành)…
Còn chia theo hương vị, lẩu nabemono có hai kiểu vị nước dùng là vị nhẹ kombu và cần nước chấm để chấm kèm; vị mặn mà từ miso, nước tương, dashi và thưởng thức mà không cần thêm phần nêm nếm nhiều.
Chi tiết hơn về thịt nhúng lẩu, có thể kể đến như thịt bò, thịt heo, thịt gà, hải sản có cá, tôm, mực, hàu. Từ đó, tạo nên sự ngon miệng cho thực khách dù là thưởng thức sushi, sashimi hay lẩu.
Cũng như mọi món lẩu khác, lẩu Nhật Bản cũng có cách thưởng thức tương tự như chuẩn bị phần đầy đủ gồm nồi lẩu chứa nước dùng, đĩa thịt, đĩa rau, đĩa bún hoặc mì. Đầu tiên, nấu sôi nước dùng, thả bún hoặc mì vào, tiếp đến là thịt và cuối cùng là rau.
Tại TPHCM, có nhiều quán ăn, nhà hàng Nhật Bản phục vụ các món ăn truyền thống quốc gia này, trong đó có các món lẩu. Thế nên, mọi người có thể họp nhóm bạn bè hay sum vầy gia đình để cảm nhận món lẩu nói riêng và món ăn Nhật Bản nói chung trong một không gian tinh tế.
Theo amthucnhatban, vanhoanhatban, japan food