Thứ sáu, Tháng mười một 8, 2024

Sông Cái, từ nguồn ra biển: Phường Lụa một thời (kỳ 3)

(SGTT) - Càng đi về phía biển, dòng sông Cái càng trải rộng và hiền hòa hơn. Ở góc nhìn từ trên cao, sông Cái tựa như một dải lụa, ôm lấy xóm làng và một vùng bình nguyên trù phú.

Phía hữu ngạn sông Cái, đoạn qua huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên xưa kia đã hình thành những làng nghề nức tiếng, như Phường Lụa, làng gốm cổ Quảng Đức… Một thời, cư dân nơi đây chuyên sống với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa.

Đoạn Sông Cái chia làm hai nhánh, cầu Ngân Sơn, không xa là cầu Lò Gốm dưới chân núi A Man. Ảnh: Kông Thành

Phường Lụa từng biết đến qua câu ca dao “Đất Cù Du là nơi chiếu tốt. Lãnh nào tốt bằng lãnh Ngân Sơn”. Khu phố Ngân Sơn, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An ngày nay là trung tâm của Phường Lụa xưa. Những bến sông nơi đây một thời trên bến dưới thuyền, nhộn nhịp với kẻ bán người mua. Còn trong thôn xóm ngày ngày lách cách, vang vọng tiếng thoi đưa…

Ông Võ Ngọc Đênh, ở khu phố Ngân Sơn, đưa chúng tôi tìm lại những dấu tích của Phường Lụa xưa. Đây là con đường từng đông người qua lại suốt cả ngày, kia là bến đò sáng chiều tấp nập ghe thuyền, đưa dâu tằm về ươm tơ dệt lụa và chuyển lãnh, nhiễu, gấm đi tiêu thụ khắp nơi.

Niềm tự hào về một làng nghề ươm tơ dệt lụa nức tiếng nằm bên dòng sông Cái giờ chỉ còn trong ký ức của những người lớn tuổi ở đây. Không còn những dấu tích để chúng tôi nhận biết làng nghề dệt lụa từng làm ra gấm ngũ sắc cung tiến triều Nguyễn.

Chiếc bàn ghè lãnh. Ảnh: Kông Thành

Chiếc bàn ghè lãnh của một gia đình ở Phường Lụa bằng đá còn sót lại là vật dụng duy nhất để nhận biết nơi đây từng tồn tại một làng nghề dệt lụa nổi tiếng khắp cả nước. Lãnh ở Phường Lụa làm ra có sắc sảo, bóng mịn hay không là nhờ vào bàn tay của nghệ nhân khi xử lý ở công đoạn ghè lãnh trên chiếc bàn làm bằng đá này.

Thời gian qua đi với bao thăng trầm trong cuộc sống, Phường Lụa không còn những bãi dâu xanh ngút ngàn, không còn những hình ảnh người thợ quay xa dệt lụa và cả những âm thanh của tiếng thoi đưa.

Nhưng dòng sông Cái vẫn mãi trôi, vẫn ngày tháng bồi đắp cho đôi bờ, và là chứng nhân của những làng nghề đã đi vào quá vãng.

“Sông Cái, từ nguồn ra biển” là chuỗi bài viết khám phá sông Cái, một trong ba con sông chính ở Phú Yên đã bồi đắp cho đôi bờ những di sản văn hóa từ hơn 400 năm. Hành trình từ dãy Kon Clon – nơi đầu nguồn sông Cái, xuôi về thị trấn La Hai, qua phường Lụa, đập Tam Giang… rồi hòa vào biển cả ở cửa biển Tiên Châu sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh về dòng sông di sản ở phía Bắc tỉnh Phú Yên.

Trần Thanh Hưng - Lê Kông Thành

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ký sự sông Ba (kỳ cuối): Di sản dòng sông và...

0
(SGTT) - Ví dòng sông như một thiếu nữ là cách mà tác giả dành để kết bài viết này. Nếu như Ayun Pa...

Gợi ý 6 dòng thác nên ghé thăm khi đến Phú...

1
(SGTT) – Thác J’rai Tang, Vực Phun, thác Cây Đu hay thác H’ly là những dòng thác đẹp, còn khá hoang sơ mà du...

Cắm trại, ngắm hoàng hôn trên cù lao Mái Nhà

0
(SGTT) - Cù lao Mái Nhà thuộc xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách làng chài Phước Đồng khoảng 4km. Trên...

Mùa thu hoạch cói tại làng nghề dệt chiếu hơn 100...

0
(SGTT) - Cách thành phố Tuy Hòa khoảng 30km, làng nghề dệt chiếu cói ở thôn Phú Tân, xã An Cư, huyện Tuy An,...

Ngôi nhà lưu dấu ấn dòng gốm cổ hơn 300 năm...

0
(SGTT) - Nhà Quảng Đức Xưa nằm cạnh quốc lộ 1, thuộc thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, đầu đường qua cầu Lò...

Ký sự sông Ba (kỳ 2): Từ Ayun Pa đến đập...

0
(SGTT) - Cái tên sông Ba mang âm sắc gốc của các cụm từ “Ayun Pa”, “Ia Pa”, “K’rong Pa”, đều là tên gọi...

Kết nối