Thứ tư, Tháng mười hai 4, 2024

Thơm lừng nồi lẩu cuối tuần bởi loại cây bắt nguồn từ Địa Trung Hải

(SGTT) – Du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20, Atiso dần trở thành một phần biểu tượng trong văn hóa đời sống người dân Đà Lạt. Hơn thế nữa, loại cây này còn là nguồn cảm hứng để đầu bếp chế biến thành nhiều món ăn ngon, như lẩu Atiso giới thiệu trưa nay.

Trước đây, Atiso chỉ được mọi người mua về pha trà để uống, nhưng không dừng lại ở đó, các đầu bếp địa phương dần sáng tạo Atiso trong ẩm thực. Một số món ăn từ Atiso có thể kể đến như canh Atiso sườn non, bông Atiso nấu giò heo, bông Atiso nhồi tôm thịt hấp, gà hầm hoa Atiso hay lẩu Atiso. Mỗi món ăn có một hương vị riêng biệt nhưng tựu chung lại ở sự dinh dưỡng của loại cây này.

Cụ thể, Atiso là thảo dược có tính mát, vị ngọt hơi nhẫn đắng. Thông thường, Atiso được đầu bếp tận dụng hoa và thân cây để chế biến món ăn. Tại Đà Lạt, lẩu Atiso dần dần là một nét đẹp văn hóa ẩm thực, là món ăn và niềm tự hào giới thiệu đến du khách gần xa.

Cũng như bất kỳ món lẩu từ hoa và thảo mộc, nguyên liệu đầu vào rất quan trọng, ảnh hưởng đến độ ngon món ăn. Như Atiso, đầu bếp gợi ý cách chọn loại ngon là hoa còn đóng hạt, cầm nặng tay, lá vẫn xanh, cánh hoa đóng chặt và vỡ vụn khi sờ vào. Những bông ngả màu tím, nở bung thường là hoa già nên ko bảo đảm hương vị món ăn.

Tiếp đến, rửa sạch hoa rồi cho vào nồi, thêm lít nước lọc đun sôi, để lửa nhỏ khoảng 2 giờ (nhằm cho Atiso ra hết nước). Tiếp tục, cho Atiso khô vào, đun sôi rồi nêm nước tương, hạt nêm để món ăn thêm đậm đà. Thực tế, hoa tươi cho vị nước ngọt thanh, thoảng mùi; hoa khô giúp vị nước hài hòa và đầy đặn nồi lẩu hơn.

Nếu như ở Đà Lạt, thức ăn kèm nhúng lẩu thường là thịt gà thì các quán ăn tại TPHCM biến tấu đa dạng hơn khi có thêm thịt heo, thịt bò, hải sản. Do hoa Atiso tính lành nên không cần chọn lọc loại thực phẩm dùng chung. Đặc biệt, các quán lẩu chay còn ứng dụng Atiso để tạo nên nồi lẩu mang hương vị mới lạ khi kết hợp thêm nấm các loại.

Không chỉ bổ dưỡng, lẩu Atiso hứa hẹn mang đến cho mọi người một trải nghiệm ẩm thực thú vị, nhất là những ngày cuối tuần sum vầy bên bạn bè, người thân.

Địa chỉ: Quán chay Tâm Đức (G23 Đường 3A, KDC Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7) và Lẩu bò Sài Gòn Vivu (Tầng hầm 1, Tầng hầm B2, Vạn Hạnh Mall, 11 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10)

Gia Hân tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lẩu phèo đơn giản mà thơm ngon cho trưa cuối tuần

0
(SGTT) – Trong nhiều phần lòng heo hoặc bò, phèo (lòng) tạo nên sự thích thú bởi độ béo bùi bên trong, giòn sần...

Nồi lẩu cuối tuần dậy vị khi kết hợp thịt ốc...

0
(SGTT) - Không chỉ là nguyên liệu bổ ích trong bài thuốc dân gian, lá tía tô còn được đầu bếp ứng dụng vào...

Thưởng thức nồi lẩu dân dã với khổ qua là nguyên...

0
(SGTT) – Tuy có vị nhẫn đắng nhưng khổ qua lại là nguồn cảm hứng cho đầu bếp, người nội trợ chế biến món...

Nồi lẩu cuối tuần có vị chua thanh từ trái chanh...

0
(SGTT) – Chanh dây không chỉ là trái cây làm thức uống, mà nó còn được đầu bếp ứng dụng chế biến món ăn....

Chọn nồi lẩu Mala cho vị giác bùng nổ trưa cuối...

0
(SGTT) – Thời gian gần đây, các món lẩu quốc tế được nhiều thực khách TPHCM đón nhận bởi hương vị và sự đặc...

Thanh ngọt nồi lẩu cua đồng hải sản trưa cuối tuần

0
(SGTT) – Bạn là tín đồ của món lẩu hải sản mà vẫn yêu thích sự thanh ngọt của cua đồng thì không thể...

Kết nối