Chủ Nhật, Tháng mười hai 1, 2024

7 lợi ích bất ngờ của sữa lên men kefir

(SGTTO) - Nhiều thế kỷ qua, kefir đã được tiêu thụ trên khắp thế giới. Thế nhưng, ở Việt Nam, kefir vẫn còn khá xa lạ. Thật ra, đây là một thức uống sữa chua lên men được phát triển ở phía Bắc dãy núi Kavkaz và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Ảnh: Internet.

Kefir xuất phát từ từ keyif. Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, đây có nghĩa là “cảm giác tuyệt vời” của một người sau khi thưởng thức loại thức uống này. Kefir đã được dùng phổ biến ở nhiều nơi của châu Âu và châu Á trong nhiều năm nhưng gần đây, kefir mới bắt đầu phổ biến ở Mỹ do ngày càng có nhiều sự quan tâm đến probiotic (men vi sinh) và sức khỏe đường ruột.

Kefir là gì?

Trong khi sữa chua là quá trình lên men của vi khuẩn trong sữa, còn kefir là sự lên men của vi khuẩn và nấm men. Sự kết hợp này tạo thành hạt kefir. Hạt kefir không phải là loại hạt ngũ cốc điển hình như lúa mì hoặc gạo và không chứa gluten.

Để sản xuất thành thức uống kefir, người ta cho các hạt kefir và sữa vào trong lọ thủy tinh và đặt ở một nơi ấm cho lên men. Kefir có vị chua, mùi thơm và có độ sệt như sữa chua uống. Do quá trình lên men, kefir có thể có một chút carbonate.

Kefir mang lại nhiều lợi ích sức khỏe có thể là do hàm lượng probiotic có trong nó. Probiotic là những vi sinh vật sống có thể giúp duy trì nhu động ruột hoạt động điều độ, điều trị một số tình trạng tiêu hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch.

Một số loại kefir

Dù kefir thường được làm từ sữa bò, nhưng nó cũng có thể được sản xuất từ ​​sữa của các động vật khác chẳng hạn như dê, cừu hoặc từ sữa thực vật.

Kefir làm từ sữa bò cũng có nhiều loại như sữa không béo, ít béo và sữa nguyên kem. Kefir cũng có loại đơn thuần và nhiều hương vị khác nhau.

Lợi ích sức khỏe của kefir:

1. Kiểm soát đường huyết

Ảnh: Internet.

Vào năm 2015, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Sức khỏe cộng đồng Iran đã so sánh tác động của việc tiêu thụ kefir và sữa lên men thông thường lên đường huyết ở những người mắc bệnh đái tháo đường.

Kết quả cho thấy những người tiêu thụ kefir có đường huyết lúc đói thấp hơn đáng kể so với người tiêu thụ sữa lên men thông thường và chỉ số HbA1c (phản ánh mức độ đường huyết trung bình của một người trong khoảng 3 tháng trở lại) giảm.

2. Giảm cholesterol

Một nghiên cứu năm 2017 tại Iran đã xem xét sự thay đổi nồng độ cholesterol ở những phụ nữ (tuổi từ 25 - 45) uống sữa ít béo hoặc kefir. Mỗi ngày, một nhóm uống 2 phần sữa ít béo, một nhóm khác uống 4 phần sữa ít béo và nhóm cuối cùng uống 4 phần kefir.

Sau 8 tuần, những người uống kefir cho thấy tổng lượng cholesterol và cholesterol xấu của họ giảm đáng kể so với người chỉ uống 2 phần sữa ít béo.

Lợi khuẩn trong kefir có thể đóng vai trò quan trọng tác động đến lượng cholesterol cơ thể hấp thu từ thực phẩm. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể sản xuất, xử lý và sử dụng cholesterol.

3. Tăng cường chất dinh dưỡng

Ảnh: Internet.

Các chất dinh dưỡng trong kefir phụ thuộc vào loại sữa được sử dụng để lên men. Nhìn chung, kefir là một nguồn giàu protein, canxi và kali. Một số nhãn hàng còn bổ sung vitamin D.

4. Cải thiện dung nạp đường lactose

Những người mắc chứng không dung nạp đường lactose có thể tiêu thụ kefir mà không gặp phải các triệu chứng, vì vi khuẩn có trong kefir phân hủy phần lớn đường lactose.

Một nghiên cứu nhỏ năm 2003 tại Mỹ đã kết luận rằng việc tiêu thụ kefir đã cải thiện tình trạng tiêu hóa đường lactose theo thời gian và có thể được sử dụng để khắc phục tình trạng không dung nạp đường lactose. Lưu ý rằng loại kefir được bổ sung thêm hương vị sinh ra nhiều triệu chứng có hại hơn kefir đơn thuần. Điều này có lẽ là do đường phụ gia trong các sản phẩm có hương vị gây nên.

5. Cải thiện sức khỏe dạ dày

Dạ dày chứa cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Việc duy trì sự cân bằng giữa lợi và hại khuẩn là một phần quan trọng để giữ cho dạ dày khỏe mạnh. Bệnh, nhiễm trùng và một số loại thuốc (thuốc kháng sinh) có thể làm đảo lộn sự cân bằng này.

Probiotic tương tự như lợi khuẩn được tìm thấy tự nhiên trong đường tiêu hóa và có thể giúp duy trì sự cân bằng khỏe mạnh.

Có một số bằng chứng cho thấy các loại thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn, chẳng hạn như kefir, có thể giúp điều trị tiêu chảy do nhiễm trùng hoặc dùng kháng sinh.

6. Chữa lành bệnh

Dù cần phải điều tra thêm, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng kefir có thể có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm.

Theo một nghiên cứu tại Brazil, kefir có khả năng chống lại viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng âm đạo và nhiễm nấm men.

Một đánh giá năm 2016 cho thấy kefir làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng nhiễm ký sinh trùng ở chuột. Một đánh giá khác đã chứng minh tác dụng có lợi của kefir đối với chuột để chữa lành vết thương và giảm sự phát triển của khối u.

Ảnh: Internet.

7. Kiểm soát cân nặng

Một nghiên cứu của Hàn Quốc kết hợp với Mỹ báo cáo rằng tiêu thụ kefir làm giảm trọng lượng cơ thể và tổng lượng cholesterol ở chuột béo phì. Tuy nhiên, điều này cần nhiều nghiên cứu hơn về con người.

  • Cách làm kefir tại nhà

Bạn có thể làm kefir tại nhà nhưng trong một môi trường sạch sẽ. Trước khi bắt đầu, bạn cần rửa tay và dụng cụ chế biến bằng xà phòng và nước sạch.

Chuẩn bị:

  • Hạt kefir cái
  • Loại sữa mà bạn thường sử dụng
  • Một lọ thủy tinh
  • Giấy lọc cà phê hoặc vải lọc
  • Một sợi dây thun
  • Thìa khuấy bằng silicone hoặc gỗ (không bằng kim loại)
  • Rây lọc bằng nhựa

 

Thực hiện:

  1. Cho sữa và hạt kefir vào bình thủy tinh theo tỷ lệ là 1 thìa cà phê hạt kefir:1 cốc sữa. Đậy bình bằng giấy lọc cà phê và cố định bằng dây thun. Bảo quản bình ở nơi khoảng 21°C trong 12 - 48 giờ tùy theo sở thích của bạn và nhiệt độ phòng.
  2. Khi sữa đã đặc lại và có mùi thơm, hãy lọc kefir vào hộp chứa. Đậy kín và bảo quản đến 1 tuần.

Mách nhỏ:

  • Việc tiếp xúc với kim loại có thể làm yếu các lợi khuẩn có trong hạt kefir. Vì vậy, bạn tránh các dụng cụ kim loại khi làm kefir tại nhà.
  • Nhiệt độ trên 32°C có thể khiến sữa bị hỏng.
  • Không để lọ thủy tinh ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
  • Bạn có thể giữ lại các hạt kefir đã được lọc để làm cho đợt sau.
  • Trong khi bảo quản, nếu thấy kefir bắt đầu tách lớp, bạn nên lắc đều chúng lên.
  • Để kefir có hương vị trái cây, hãy băm nhỏ trái cây và thêm nó vào kefir sau khi lọc. Để thêm 24 giờ. Lọc lại lần nữa nếu muốn.

Cách sử dụng kefir

Kefir có thể được sử dụng nhiều cách như sử dụng sữa và sữa chua. Bạn có thể dùng để uống như một loại thức uống, hoặc làm nước khi xay sinh tố, hoặc đổ lên ngũ cốc, yến mạch. Kefir cũng có thể được sử dụng trong các món nướng, súp, nước chấm, salad trộn. Với món ăn phải gia nhiệt, nhiệt độ cao có thể làm giảm đáng kể nồng độ probiotic.

Rủi ro bạn có thể gặp khi dùng kefir

Dù kefir dùng an toàn, nhưng một số người vẫn phải xem xét trước khi bổ sung nó vào khẩu phần ăn uống của mình.

  • Người bị dị ứng sữa: Người không dung nạp đường lactose có thể uống kefir nhưng người bị dị ứng sữa không nên tiêu thụ kefir làm từ sữa, vì nó có thể gây ra phản ứng dị ứng.
  • Người đái tháo đường: Vì được làm từ sữa, kefir có chứa một ít đường. Một số kefir còn có hương vị và có lượng đường bổ sung cao. Do đó, người mắc bệnh đái tháo đường nên đặc biệt cẩn thận đọc kỹ nhãn mác và nên chọn loại kefir đơn thuần không bổ sung đường.

Vi Cao

Theo medicalnewstoday.com

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Dạo quanh Chợ Lớn, nhớ thử vị bánh cuốn bách hoa...

0
(SGTT) - Mở bán hơn 40 năm qua, thương hiệu bánh cuốn Soái Kình Lâm trong khu Chợ Lớn gây ấn tượng cho thực...

Bức tranh cuối mùa Thu tại Budapest

0
(SGTT) - Cuối Thu, thành phố Budapest - thủ đô của Hungary, khoác lên mình sắc lá vàng rực rỡ, làm nổi bật vẻ...

Thay đổi lịch trả lương hưu, trợ cấp từ ngày 1-12

0
(SGTT) - Một số địa phương đã có thông báo lịch trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội vào tháng 12-2024. Đáng...

Đề xuất kéo dài chương trình ưu đãi thuế công nghiệp...

0
(SGTT) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định nhằm điều chỉnh lại các mức thuế suất,...

Hiểu hơn thực phẩm siêu chế biến trong thực đơn ăn...

0
(SGTT) - Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, một số người thường chọn thực phẩm siêu chế biến để tiết kiệm thời gian...

Từ năm 2025, lái xe với tốc độ bao nhiêu là...

0
(SGTT) - Từ năm 2025, quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham...

Kết nối